Table of Contents
Trọn bộ giáo án lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Tin học; đầy đủ 35 tuần và được soạn theo công văn 2345 của Bộ Giáo Dục.
Mời thầy/cô tham khảo nội dung giáo án và tải về bộ giáo án ở cuối bài!
1 Giáo án Toán 3 KNTT theo công văn 2345 (Đủ 35 tuần)
TUẦN 20
TOÁN
CHỦ ĐỀ 8: CÁC SỐ ĐẾN 10 000
Bài 47: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
– HS nhận biết được chữ số La Mã; HS thực hiện được các yêu cầu đọc viết số La Mã có thể nhờ sự trợ giúp của bang các số La Mã
– Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
– Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
– Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
– Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
– SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: – GV tổ chức cho Hs hát – GV dẫn dắt vào bài mới | – HS hát – HS lắng nghe. |
2. Khám phá a/ GT một số chữ số La Mã thường dùng – GV YC HS quan sát hình ảnh trong phần khám phá và đọc lời thoại của bạn Nam và Ro-bot trong SGK để làm quen với hình ảnh chữ số La Mã ghi trên mặt đồng hồ – GV giới thiệu: Đây là cách mà những người La Mã ngày xưa dùng để ghi các số đếm. Để ghi số một, người La Mã viết là I,…. – GV giới thiệu tiếp cách số La Mã của số 5: V, số 10: X – GV gọi một số em lên bảng viết các chữ số theo yêu cầu b/ GT bảng các số La Mã từ 1 đến 20 – Gv giới thiệu: Ngày trước, những người La Mã có cách riêng để ghép các chữ số thành số. Các em hãy xem các số từ 1 đến 20 – GV hướng dẫn HS nhớ cách ghép các chữ số La Mã. – YCHS viết lại các chữ số La Mã vào vở | – 2 HS đọc: 1 HS đọc lời thoại của Nam, 1 HS đọc lời thoại của Robot – HS lắng nghe – HS lên bảng viết các số – HS lắng nghe – HS ghi nhớ – HS viết vào vở |
3. Hoạt động Bài 1: – GV YC HS đọc đề bài – YC HS thảo luận theo cặp rồi ghi kết quả vào vở – Gọi đại diện các nhóm trả lời – GV nhận xét, tuyên dương và nhắc nhở HS: Cách xem đồng hồ dùng chữ số La Mã giống như đồng hồ thông thường, chỉ khác ở cách ghi các số trên mặt đòng hồ Bài 2: – Bài yêu cầu làm gì? – GV tổ chức cho HS chơi TC Ai nhanh Ai đúng? GV có những tấm thẻ ghi số thông thường và ghi số La Mã tương ứng. Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội chọn 3 HS lên bảng. Lần lượt các bạn đó sẽ gắn thẻ ghi số La Mã với những thẻ ghi số thông thường. Đội nào làm nhanh và đúng hơn, đội đó giành chiến thắng – Gv nhận xét, chốt lại kết quả và tuyên dương những bạn tích cực tham gia trò chơi – GV giới thiệu tên các con vật và tên nơi sống tương ứng: Đó là Hổ Đông Dương, Sao-la, báo hoa mai, gấu túi; cảnh là cảnh núi rừng Trường Sơn, núi rưng Tây Bắc, cánh rừng ở Úc, cánh đồng cỏ Châu Phi. Bài 3: – Bài yêu cầu làm gì? – GV YC HS làm vở – Gọi HS đọc nối tiếp các ý trong bài – GV nhận xét, tuyên dương | – Mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ? – HS thực hiện yêu cầu trong nhóm – Đại diện 2,3 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét – Đáp án: + Đồng hồ 1: 1 giờ + Đồng hồ 2: 5 giờ + Đồng hồ 3: 9 giờ + Đồng hồ 4: 10 giờ – HS lắng nghe – Chọn cặp số và số La Mã thích hợp – HS lắng nghe luật chơi – HS tham gia TC – HS lắng nghe – Đọc các số La Mã – HS làm việc cá nhân – HS nối tiếp đọc đáp án. HS tự nhận xét, đánh giá bạn, ĐG mình. + VI: sáu; V: năm; VIII: tám; II: hai; XI: mười một; IX: chín |
4. Vận dụng. – Hôm nay, em đã học những nội dung gì? – GV tóm tắt nội dung chính. – Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? – GV tiếp nhận ý kiến. – GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. | – HS trả lời – HS lắng nghe và nhắc lại – HS nêu ý kiến |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
2 Giáo án Tiếng Việt 3 KNTT theo công văn 2345 (Đủ 35 tuần)
TUẦN 19
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN
Bài 01: BẦU TRỜI (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
– Đọc đúng, rõ ràng bài “Bầu trời” , ngữ liệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu.
– Nhận biết được một số thông tin về bầu trời: những sự vật có trên bầu trời, màu sắc, tầm quan trọng của bầu trời đối với muôn vật.
– Hiểu nội dung bài: Bài văn nói về vẻ đẹp và vai trò của bầu trời đối với cuộc sống của muôn loài trên Trái Đất.
– Nói được những hiểu biết, cảm nhận của bản thân về bầu trời.
– Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
2. Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
– Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
– Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý, bảo vệ bầu trời, bảo vệ trái đất.
– Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
– Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
– SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. – Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. – Cách tiến hành: | |
– GV cho HS hát và vận động theo nhạc để khởi động bài học. – GV chiếu tranh lên bảng. – GV giới thiệu chủ đề mới: Những sắc màu thiên nhiên. – GV chiếu tranh lên bảng. – Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát bầu trời và cho biết: + Nói về những gì em thấy trên bầu trời? – GV Nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài mới | – HS thực hiện – HS quan sát tranh – Lắng nghe – HS quan sát tranh + Trả lời: Những đám mây trắng, xốp nhẹ, nằm lửng lơ trên bầu trời: Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. Những tia nắng chiếu rọi xuống mặt đất khiến cho cây lá trở nên xanh biếc; Đàn chim sải cánh bay lên bầu trời cao xanh vời vợi, đón nhận ánh nắng rực rỡ,… – HS lắng nghe. – HS nhắc lại đầu bài – Ghi vở |
2. Khám phá. – Mục tiêu: + Đọc đúng, rõ ràng bài “Bầu trời”, ngữ liệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu. + Nhận biết được một số thông tin về bầu trời: những sự vật có trên bầu trời, màu sắc, tầm quan trọng của bầu trời đối với muôn vật. + Hiểu nội dung bài: Bài văn nói về vẻ đẹp và vai trò của bầu trời đối với cuộc sống của muôn loài trên Trái Đất. + Nói được những hiểu biết, cảm nhận của bản thân về bầu trời. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. – Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản. – GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. – GV HD đọc: Đọc đúng, rõ ràng ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc thể hiện được cảm xúc tươi vui trước vẻ đẹp sinh động của bầu trời; lên cao giọng và nhấn giọng ở hai câu hỏi và đoạn cuối. – Gọi 1 HS đọc toàn bài. – GV chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến gió nhẹ. + Đoạn 2: Tiếp theo cho đến cầu vồng. + Đoạn 3: Còn lại. – GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. – Luyện đọc từ khó: xanh biếc, giọt mưa, dập dờn, rực rỡ, duy trì, sức sống,… – Luyện đọc câu dài: Bạn có thể thấy/ những con chim đang bay,/những vòm cây xanh biếc,/ những tia nắng/ xuyên qua những đám mây trắng muốt như bông.// – HD HS giải nghĩa từ: + dập dờn: + duy trì: – GV cho HS giải nghĩa từ – Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm. – GV nhận xét các nhóm. 2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. – GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. – GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Nhìn lên bầu trời có thể thấy những gì? + Câu 2: Màu sắc của bầu trời như thế nào? + Câu 3: Bầu trời quan trọng như thế nào đối với mọi người, mọi vật? + Câu 4: Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn trong bài. * GDKNS, tích hợp giáo dục BĐKH: Biết yêu quý, bảo vệ bầu trời, bảo vệ trái đất, giữ gìn môi trường sống bằng những việc làm cụ thể như không xả rác thải, khí thải, chất thải ra môi trường, trồng nhiều cây xanh. – GV mời HS nêu nội dung bài. – GV Chốt: Bài văn nói về vẻ đẹp và vai trò của bầu trời đối với cuộc sống của muôn loài trên Trái Đất. 2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại. – GV đọc diễn cảm toàn bài. – HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo. | – HS lắng nghe. – HS lắng nghe cách đọc. – 1 HS đọc toàn bài. – HS quan sát – HS đọc nối tiếp theo đoạn. – HS đọc từ khó. – 2-3 HS đọc câu dài. + dập dờn: chuyển động nhịp nhàng, lúc gần lúc xa, lúc ẩn lúc hiện. + duy trì: giữ cho tiếp tục tồn tại trong tình trạng như cũ. – HS luyện đọc theo nhóm. – HS trả lời lần lượt các câu hỏi. + Thấy những chú chim, những vòm cây, những tia nắng, những đám mây trắng muốt, những giọt mưa, đàn bướm. + Màu xanh lơ vào ban ngày, màu đen vào ban đêm. Tuy vậy, tùy vào thời tiết mà bầu trời có nhiều màu sắc đa dạng. Có khi có cả bảy sắc cầu vồng. + Bầu trời bao quanh Trái Đất, cung cấp không khí cho con người, loài vật và cây cối. – Lắng nghe – HS nêu theo hiểu biết của mình. – 2-3 HS nhắc lại |
Nói và nghe: Bầu trời trong mắt em – Mục tiêu: + Nói được những hiểu biết, cảm nhận về bầu trời. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. – Cách tiến hành: | |
Hoạt động 3: Ngắm nhìn bầu trời. – GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung. – GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS nói 3 – 5 câu về bầu trời trong ngày hôm nay. + Đặc điểm của bầu trời (màu sắc, độ cao, độ rộng,…) + Cảnh vật xuất hiện trên bầu trời. + Cảm nhận của em về bầu trời – GV khuyến khích HS nói về bầu trời theo cách nhìn của riêng mình. – GV nhắc HS quan sát bầu trời vào những thời điểm khác nhau trong ngày: bầu trời buổi sáng trước giờ em đi học; bầu trời vào buổi trưa, bầu trời vào buổi chiều,… – Gọi HS trình bày trước lớp. – GV nận xét, tuyên dương. Hoạt động 4: Khám phá những điều thú vị trên bầu trời. – GV gọi HS đọc yêu cầu trước lớp. – GV cho HS làm việc nhóm 2: Nếu vẽ tranh về bầu trời em sẽ vẽ những gì? – Mời các nhóm trình bày. – GV nhận xét, tuyên dương. | – 1 HS đọc to chủ đề: Bầu trời trong mắt em. – HS thảo luận nhóm và nói về bầu trời trong ngày hôm nay. – HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày. – Mỗi HS nói 3 – 5 câu. – HS đọc yêu cầu bài. – HS chia sẻ với bạn suy nghỉ của mình. |
4. Vận dụng. – Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. – Cách tiến hành: | |
+ GV cho HS vẽ tranh về bầu trời. – Mời HS chia sẻ với các bạn về bức tranh của mình. – Nhận xét, tuyên dương * Liên hệ: Em đã làm gì để bảo vệ môi trường, bầu trời, trái đất – mái nhà chung của chúng ta? – GV nhận xét giờ học. – GV nhận xét chung tiết học. | – HS vẽ tranh. – HS chia sẻ. – Không xả rác thải, chất thải, chặt phá rừng,…. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn bầu trời và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… |
3 Giáo án Đạo đức 3 KNTT theo công văn 2345 (Đủ 35 tuần)
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 5: TÍCH CỰC HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
Bài 06: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
– Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
– Nêu vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
– Hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch và có chất lượng.
– Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
– Hình thành và phát triển, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực của tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
2. Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
– Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
– Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
– Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
– SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: – Mục tiêu: + Kể được một số nhiệm vụ của mình + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. – Cách tiến hành: | |
– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể các nhiệm vụ của em” để khởi động bài học. + GV chia lớp thành 2 đội, phổ biến cách chơi như sau: Hai đội sẽ luân phiên kể các nhiệm vụ của mình, nhiệm vụ nào đã kể rồi sẽ không kể lại, nếu kể trùng lặp sẽ không được tính. – Mời 1 số HS đại diện trong đội chia sẻ về cách thực hiện những nhiệm vụ đó. – GV Nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài mới. | – HS lắng nghe. – HS tham gia chơi Trực nhật lớp: đến lớp sớm, quét lớp, lau bảng và sắp xếp lại bàn giáo viên.Sưu tầm tư liệu cho bài học: thực hiện tại nhà, ít nhất 1 ngày trước buổi học, tìm kiếm trên sách báo, mạng internet,…Chuẩn bị phiếu bài tập cho các bạn: làm phiếu bài tập theo mẫu cô giáo đã cho, in và đem đến lớp vào buổi học. – HS chia sẻ Em đã thực hiện các nhiệm vụ đó bằng cách hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ và các công việc được giao. – HS lắng nghe -HS lắng nghe |
2. Khám phá: Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ. (Làm việc nhóm 2) – Mục tiêu: + Nêu được một số biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ. – Cách tiến hành: | |
– GV yêu cầu 1HS đọc truyện Tham gia việc lớp. – YC HS thảo luận nhóm 2 và TLCH: + Những chi tiết nào trong chuyện thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ? + Em còn biết những biểu hiện nào khác của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ? -Mời đại diện nhóm trả lời – GV nhận xét, tuyên dương, sửa sai (nếu có) và kết luận: + Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện tích cực hoàn thành nhiệm vụ, đó là: xung phong tham gia làm nhiệm vụ; chủ động xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện nhiệm vụ; chủ động, nhiệt tình thực hiện công việc của mình; cố gắng, nỗ lực; hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng tốt. + Những biểu hiện khác thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: tự giá, không ngại khó, không ngại khổ, làm việc có trách nhiệm … | – 1 HS đọc -Đại diện nhóm trả lời * Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: + Xung phong tham gia làm nhiệm vụ. + Chủ động xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện nhiệm vụ. + Nhiệt tình, chủ động thực hiện công việc. * Những biểu hiện nào khác của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: + Tích cực tham gia vào các hoạt động do lớp, trường tổ chức: phong trào kế hoạch nhỏ, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt,… + Luôn hoàn thành tốt và đúng hạn những công việc được thầy cô giáo giao cho. + Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài. -Các nhóm khác nghe, NX và bổ sung + HS lắng nghe, rút kinh nghiêm. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ. (Hoạt động cá nhân) – Mục tiêu: + Hiểu được vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ. – Cách tiến hành: | |
– GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong SGK và TLCH sau: Vì sao Hân trở nên mạnh dạn, tự tin và tiến bộ trong học tập? Theo em, tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ mang lại điều gì? Nếu không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, điều gì sẽ xảy ra? – GV chốt nội dung, tuyên dương và kết luận: Tích cực hoàn thành nhiệm vu sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được mọi người tin yêu, quý mến. | – HS đọc và lần lợt trả lời: * Hân trở nên mạnh dạn, tự tin và tiến bộ trong học tập vì: + Hân đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập + xung phong tham gia nhiều hoạt động của lớp. * Theo em, tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ giúp em: + Tiến bộ trong học tập, trong công việc + Mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động tập thể. + Được mọi người tin yêu, quý mến. + Nhận được sự tuyên dương, công nhận của thầy cô giáo và bạn bè xung quanh. – Nếu không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, em sẽ: + Trở nên nhút nhát, rụt rè, không biết cầu tiến. + Không nhận được sự đánh giá tích cực từ những người xung quanh. + Bỏ lỡ nhiêu cơ hội để phát triển, rèn luyện bản thân. -HS nghe |
Hoạt động 3: Tìm hiểu về những việc cần làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ (Hoạt động nhóm 4) – Mục tiêu: + Nêu được các bước để hoàn thành tốt nhiệm vụ – Cách tiến hành: | |
– YC HS quan sát sơ đồ trên màn hình và thảo luận theo nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần làm gì? Hãy kể về một nhiệm vụ mà em đã hoàn thành tốt. Em đã thực hiện nhiệm vụ đó theo những bước nào ở sơ đồ trên? -GV NX và kết luận: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần thực hiện các bước sau: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ đó là gì? + Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong bước này chúng ta cần liệt kê các công việc cần thực hiện, xác định cách thức thực hiện, xác định thời gian thực hiện từng việc. Nếu là nhiệm vụ làm theo nhóm thì cần xác định người phụ trách cho mỗi việc. + Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoạch. + Bước 4: Đánh giá kết quả công việc đã thực hiện theo các tiêu chí: về thời gian và chất lượng | -1HS đọc câu hỏi ở trong SGK -HS thảo luận nhóm 4 và TLCH: – Để hoàn thành tốt nhiệm vụ em cần thực hiện các bước sau: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ. + Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong bước này chúng ta cần liệt kê các công việc cần thực hiện, xác định cách thức thực hiện, xác định thời gian thực hiện. + Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoạch. + Bước 4: Đánh giá kết quả. – Một nhiệm vụ mà em đã hoàn thành tốt: trực nhật. Em đã thực hiện nhiệm vụ theo các bước: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ: trực nhật. + Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện: Liệt kê các công việc cần thực hiện: quét nhà, lau bảng, dọn dẹp bàn giáo viên.Xác định thời gian thực hiện: 20 phút. + Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoach. + Bước 4: Đánh giá kết quả: Tốt -HS nghe và ghi nhớ |
3. Vận dụng. – Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về ham học hỏi.. + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt việc ham học hỏi . – Cách tiến hành: | |
– GV tổ chức cho HS chia sẻ về 3 điều mà mình đã học được qua bài học hôm nay. – Mời đại diện nhóm trình bày – Nhận xét, tuyên dương | – HS chia sẻ với các bạn trong nhóm – Các nhóm nhận xét và bổ sung – HS lắng nghe,rút kinh nghiệm |
4. Điều chỉnh sau bài dạy: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… |
4 Giáo án TNXH 3 KNTT theo công văn 2345 (Đủ 35 tuần)
TUẦN 20
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 16: SỬ DỤNG HỢP LÍ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
– Nêu được ví dụ về việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống hằng ngày.
– Liên hệ thực tế, nhận xét về cách sử dụng thực vật và động vật của gia đình và cộng đồng địa phương.
– Lựa chọn và đề xuất cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí. Chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện.
2. Năng lực chung.
– Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
– Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
– Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. Mẫu “Phiếu tìm hiểu cách sử dụng thực vật, động vật”.
– SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: – Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. – Cách tiến hành: | |
–GV nêu câu hỏi gợi mở (như gợi ý SGK) để HS kể được tên những thức ăn, đồ dùng làm từ thực vật và động vật. –GV khuyến khích HS chia sẻ hiểu biết. – GV Nhận xét, tuyên dương. – GV dẫn dắt vào bài mới | – HS chia sẻ ,kể: Một số thức ăn, đồ dùng được chế biến, làm từ thực vật và động vật là: rau, thịt, cá, trứng, hoa quả, cặp da, ví da, sữa, tinh dầu, dầu gấc, dầu cá, mật ong,… – HS lắng nghe. |
2. Khám phá: – Mục tiêu: – Nêu được ví dụ về việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống hằng ngày. – Liên hệ thực tế, nhận xét về cách sử dụng thực vật và động vật của gia đình và cộng đồng địa phương. – Lựa chọn và đề xuất cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí. Chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện. – Cách tiến hành: | |
Hoạt động 1. (làm việc nhóm) –GV yêu cầu HS đọc câu dẫn, đọc yêu cầu của hoạt động, quan sát hình 1, 2, 3, 4 và thực hiện theo yêu cầu. -GV yêu cầu HS chia sẻ ý kiến trong nhóm. –Đại diện một số nhóm HS đứng lên chia sẻ kết quả làm việc nhóm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. GV chốt kiến thức. Con người sử dụng thực vật và động vật để: Làm lương thực, thực phẩm. Làm các đồ dùng, nội thất trong gia đình. Làm đồ uống. Làm thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thuốc. | – Học sinh đọc yêu cầu bài và HS quan sát và nói được mục đích con người sử dụng của thực vật, động vật. – HS nhận xét ý kiến của bạn. – Lắng nghe rút kinh nghiệm. – 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 |
Hoạt động 2. (làm việc nhóm 2) –GV yêu cầu HS đọc yêu cầu hoạt động và thực hiện thảo luận nhóm 2 -GV tổ chức cho HS báo cáo trước lớp – GV mời các nhóm khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: Có rất nhiều ích lợi của thực vật và động vật đã mang lại, phục vụ đời sống hằng ngày. | – Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. – Đại diện các nhóm trình bày: Một số việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống mà em biết: Làm nước hoa, tinh dầu. Làm mứt, bánh kẹo. Trang trí. Làm đệm cao su. Làm nón, làm chiếu, làm mũ – 1 HS nêu lại nội dung HĐ2 |
Hoạt động 3. (Làm việc nhóm 4) – GV yêu cầu HS đọc yêu cầu hoạt động và trả lời câu hỏi: Nhận xét việc sử dụng thực vật và động vật của con người trong mỗi hình sau: Gợi ý câu hỏi : +Hình 5: Bác gái đã sử dụng nguyên liệu gì để ủ phân bón cây? Việc làm đó có hợp lí không? +Hình 6: Bạn trai đang có hành động gì? Việc làm đó hợp lí không? – GV mời các nhóm khác nhận xét. – GV nhận xét chung, tuyên dương. – GV đọc “Em có biết”, giải thích thêm về việc sử dụng gỗ làm nguyên liệu để làm các loại giấy, vì vậy tiết kiệm giấy chính là giảm tiêu tốn gỗ vào việc sản xuất giấy. | – Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. – Đại diện các nhóm trình bày: Việc sử dụng thực vật và động vật của con người trong mỗi hình sau: – Những việc làm ở hình 5 và hình 7 là đúng vì việc làm của mỗi người đang tiết kiệm và bảo vệ môi trường. – Những việc làm ở hình 6 và hình 8 là sai vì các bạn đang lãng phí đồ ăn và lãng phí giấy vệ sinh làm ảnh hưởng đến môi trường. – Các nhóm nhận xét. – Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. – Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. – Cách tiến hành: | |
-GV đặt câu hỏi: Em nễu lại lợi ích của động vật và thực vật.. – Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. | – HS trả lời |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………… |