Giáo án Tin học 3 cả năm sách Kết nối tri thức (KNTTVCS) soạn theo chương trình mới của Bộ Giáo Dục được Mực Đỏ sưu tầm, chia sẻ với thầy/cô.
Bộ giáo án điện tử Tin học lớp 3 sách Kết nối tri thức bao gồm 01 giáo án mẫu và 16 giáo án theo tuần, định dạng Word giúp thầy/cô tiết kiệm thời gian soạn giáo án phục vụ việc giảng dạy.
Mời thầy/cô xem nội dung giáo án và tải về tham khảo!
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Chủ đề 1. Máy tính và em
Bài 3. Máy tính và em (Tiết 1)
Lớp 3: Số tiết: 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
Bài học góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực cốt lõi với các biểu hiện cụ thể như sau:
Năng lực Tin học:
– NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông:
+ Nhận diện và phân biệt được các bộ phận của máy tính để bàn: màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.
+ Nêu được sơ lược về chức năng của thân máy, bàn phím, chuột, màn hình và loa.
Năng lực chung:
– Tự chủ và tự học:Trong các tình huống cụ thể, để ý và nhận ra các bộ phận của máy tính để bàn. Tự đọc và khám phá kiến thức qua các hoạt động học; nhận ra và chỉnh sửa sai sót của bản thân thông qua phản hồi.
– Giao tiếp và hợp tác: HS làm việc nhóm, thảo luận trao đổi với nhau hoàn thành trò chơi “Tiếp sức” và hoàn thành phiếu bài tập nhóm.
2. Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:
– Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham gia các trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”, trò chơi “Vượt chướng ngại vật”.
– Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm.
II. PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC
(Tiết học được thực hiện trên lớp)
– Giáo viên chuẩn bị:
+ Giáo án PowerPoint
+ Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh để minh họa; máy chiếu.
+ Trò chơi học tập, phiếu thảo luận nhóm.
– Học sinh chuẩn bị: Sách giáo khoa, vở ghi bài, bút, nháp, bảng con.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động – Trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” (7phút)
a. Mục tiêu
– Tạo hứng thú đầu giờ học.
– Khai thác những kiến thức đã có của học sinh.
– Xác định vấn đề chính cần giải quyết của bài học này.
b. Nội dung
Học sinh nêu tên gọi các bộ phận của máy tính để bàn thông qua trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”.
Yêu cầu: Con hãy kể tên các bộ phận của máy tính để bàn mà con biết!
Luật chơi: Trong thời gian là 1phút, học sinh kể tên các bộ phận máy tính để bàn ra bảng con. Khi có có tín hiệu chuông kết thúc, học sinh nào giơ kịp bảng và trả lời đúng là người chiến thắng.
c. Sản phẩm
– Câu trả lời của HS trên bảng con.
– Học sinh hứng thú với các hoạt động tiếp theo.
d. Tổ chức hoạt động
– Phương pháp dạy học: Trò chơi
– KTDH: Động não
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
Trước hoạt động | – Yêu cầu HS kể tên một số thiết bị máy móc có thể xử lý thông tin. – Giới thiệu bài mới – Giới thiệu phần khởi động – Giao nhiệm vụ: Giới thiệu trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”. – Phổ biến luật chơi. – Quy định thời gian hoàn thành nhiệm vụ: 1 phút | – HS trả lời – Nhận xét – HS ghi vở tên bài – HS nhận nhiệm vụ: Nghe để hiểu rõ yêu cầu của giáo viên |
Trong hoạt động | – Hô khẩu lệnh “Bắt đầu” và bật đồng hồ đếm ngược. – Quan sát quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ và giải đáp thắc mắc (nếu có) – Khi có tín hiệu kết thúc, yêu cầu HS giơ bảng kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. – Gọi 2-3 HS lên bảng nêu kết quả của mình – Khen ngợi những học sinh đã nêu được tên 4 bộ phận của máy tính, động viên học sinh chưa trả lời đúng. | – Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Ghi ra bảng con những bộ phận cơ bản của máy tính để bàn mà con biết. – Giơ bảng – Trình bày kết quả theo nội dung ghi trên bảng – Nhận xét – Lắng nghe – Vỗ tay |
Sau hoạt động | – Giới thiệu vào bài mới: Qua trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” các con đã gọi được tên các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn. Vậy các bộ phận đó có hình dạng và chức năng như thế nào? Chúng ta cùng đến với phần khám phá | – Lắng nghe |
2. Khám phá – Các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn
2.1. Hoạt động 1. Các bộ phận cơ bản của máy tính(7 phút)
a. Mục tiêu
– Nhận diện và phân biệt được các bộ phận của máy tính để bàn: màn hình, thân máy, bàn phím, chuột.
b. Nội dung
– Yêu cầu: Gọi tên các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn
c. Sản phẩm
– Câu trả lời của học sinh và kết quả gắn thẻ trên bảng của giáo viên
d. Tổ chức hoạt động
– PPDH: Nhóm
– KT: Phòng tranh
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
Trước hoạt động | – Giới thiệu hoạt động 1 – Nêu yêu cầu của hoạt động – Chia nhóm 2 | – Đọc yêu cầu – Các nhóm nhận nhiệm vụ |
Trong hoạt động | –Yêu cầu các nhóm: Chỉ và nói cho nhau nghe tên gọi các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn. – Quan sát quá trình hoạt động của các nhóm, hỏi và giải đáp các câu hỏi của các nhóm (nếu có). – Gọi đại diện 1 nhóm đứng tại chỗ trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình. – GV gắn ảnh minh họa trên bảng (Hình 8 – Trang 13), gọi HS lên bảng gắn thẻ tên các bộ phận vào vị trí được đánh số. – Giới thiệu máy tính để bàn bằng vật thật. – Gọi HS lên bảng chỉ và gọi têncác bộ phận máy tính. – Tuyên duyên, khen ngợi | – HS thảo luận theo nhóm bàn – Đại diện nhóm trình bày – HS lên bảng thực nhiệm vụ – Quan sát – Nhận xét – Quan sát vật thật – HS lên bảng thực hiện yêu cầu – Quan sát – Nhận xét – Vỗ tay |
Sau hoạt động | Kết luận: – Máy tính để bàn có 4 bộ phận cơ bản là: màn hình, bàn phím, chuột và thân máy. | – Ghi vở |
2.2. Hoạt động 2. Chức năng của các bộ phận(10 phút)
a. Mục tiêu
– Nêu được sơ lược về chức năng của thân máy, bàn phím, chuột, màn hình, loa.
b. Nội dung
– Yêu cầu: Hoàn thành phiếu thảo luận nhóm
Hãy nối tên các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn với chức năng tương ứng.
c. Sản phẩm
– Phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành.
d. Tổ chức hoạt động
– PPDH: Nhóm
– KT: Phòng tranh
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
Trước hoạt động | – Nêu yêu cầu – Chuẩn bị phiếu thảo luận nhóm, bài tập trắc nghiệm – Quy định thời gian hoàn thành phiếu thảo luận: 2 phút | – Nhận biết các yêu cầu và nhận nhiệm vụ. |
Trong hoạt động | – Cho HS xem đoạn phim hoạt hình mô tả chức năng của từng bộ phận máy tính) –Hướng dẫn các nhóm hoàn thành phiếu thảo luận. – Quan sát quá trình hoạt động của các nhóm, hỏi và giải đáp các câu hỏi của các nhóm (nếu có). – Gọi đại diện của 2 nhóm trình bày lại kết quả của nhóm mình: + Nhóm 1. Nối tên thiết bị với chức năng tương ứng (Trên bảng bằng thẻ chữ) + Nhóm 2: Nối tên thiết bị với chức năng tương ứng (Trên màn hình tương tác) – Gọi HS nhận xét, bổ sung. – Chốt kiến thức, tuyên dương những nhóm hoàn thành tốt. – Gọi HS đọc lại chức năng từng bộ phận cơ bản của máy tính để bàn. – Hỏi: Trong các bộ phận cơ bản của máy tính, bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao? | – HS quan sát – Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. – Đại diện 2 nhóm lên trình bày – Các nhóm còn lại quan sát. – Nhận xét, bổ sung thông tin – Vỗ tay – 1 – 2 HS đọc – HS trả lời – Nhận xét |
Sau hoạt động | Kết luận: – Máy tính để bàn có 4 bộ phận cơ bản là: màn hình, bàn phím, chuột và thân máy. Mỗi bộ phận của máy tính đều có nhiệm vụ và chức năng riêng. – GV hỏi: Ngoài các bộ phận trên, để máy tính để bàn có thể phát ra âm thanh ta sử dụng thêm thiết bị nào? – Giới thiệu loa | – Ghi vở – Nêu ý kiến của mình – Quan sát |
3. Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu
– Học sinh khắc sâu bài học học thông qua trò chơi “Vượt chướng ngại vật” về: các bộ phận của máy tính, chức năng của từng bộ phận.
b. Nội dung
– Yêu cầu:
+ Thực hiện trò chơi “Vượt chướng ngại vật”
+ Luật chơi: Trả lời nhanh và đúng các câu hỏi trắc nghiệm đã cho.
c. Sản phẩm
– Câu trả lời của học sinh sau mỗi câu hỏi trắc nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động
– PPDH: Trò chơi – KTDH: Trò chơi
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | |
Trước hoạt động | – Giới thiệu trò chơi “ Vượt chướng ngại vật” – Phổ biến luật chơi – Quy định thời gian hoàn thành nhiệm vụ: 5 phút | – Lắng nghe và hiểu luật chơi |
Trong hoạt động | – Điều khiển trò chơi. – Mỗi câu hỏi yêu cầu HS nêu lại đáp án của mình và chốt đáp án đúng. | – Tham gia trò chơi. – HS nêu đáp án mà mình lựa chọn – Nhận xét |
Sau hoạt động | – Tuyên dương những HS chiến thắng. | – Vỗ tay |
4. Vận dụng (3 phút)
a. Mục tiêu
– Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung
– Yêu cầu:
+ Trong thời gian học trực tuyến vừa rồi, các con sử dụng những thiết bị nào?
c. Sản phẩm
– Câu trả lời của học sinh về thiết bị sử dụng trong thời gian học trực tuyến ở nhà.
d. Tổ chức hoạt động
– Giáo viên nêu câu hỏi
– Học sinh trả lời
– GV nhận xét, giới thiệu tiết 2 của bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠYV. CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO BÀI DẠY
Tải về giáo án Tin hoc 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống!