Table of Contents
Giáo án Hướng dẫn học tin học lớp 1 (Đầy đủ 35 tuần) được soạn theo mẫu giáo án 2 cột, bố cục rõ ràng, khoa học, và soạn theo tiết/bài/tuần nên phù hợp với GV dạy môn Tin học cấp Tiểu học. Mời thầy/cô tải về miễn phí!
1 Giáo án Hướng dẫn học tin học lớp 1 (Đầy đủ 35 tuần)
TUẦN 2
PPCT: Tiết 2
BÀI 1: KẾT BẠN VỚI CHIẾC MÁY TÍNH (T2)
I. MỤC TIÊU
– Biết được các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn.
-Nhận biết được các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn.Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp.
– Hào hứng, yêu thích trong việc học môn Tin học.
II. CHUẨN BỊ
– Giáo viên: Giáo án, phòng máy.
– Học sinh: Máy tính, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1. Ổn định 2. KTBC – GV kiểm tra SGK, bút viết của HS. 3. Bài mới: Bài 1: Kết bạn với chiếc máy tính (tiết 1) *) Các hoạt động A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Hoạt động 1: Giới thiệu về chiếc máy tính – GV đưa hình ảnh chiếc máy tính lên màn hình và hỏi học sinh. – Em đã từng nhìn thấy đồ vật này chưa? – Đồ vật này em nhìn thấy ở đâu? – Bây giờ cô đố các con, đồ vật này có tên gọi là gì? – GV chốt: À, đúng rồi, đó là chiếc máy tính. Chiếc máy tính giúp ích rất nhiều cho chúng ta như là giúp chúng ta học toán, học nhạc, học tiếng anh,… Vậy các con thấy chiếc máy tính có hữu ích không? – Đúng rồi, Chúng ta thấy, Chiếc máy tính rất hữu ích, nó có thể trợ giúp chúng ta trong rất nhiều việc giống như người bạn của chúng ta phải không nào? Vậy từ nay, Cô và các con hãy coi Chiếc máy tính là người bạn mới của chúng ta nhé! Các con có đồng ý không?
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về bộ phận của máy tính – GV đưa một số hình ảnh các bộ phận của máy tính và hỏi học sinh?
– Các con hãy nhìn lên máy chiếu cho Cô biết, chiếc máy tính gồm có bộ phận chính nào? – GV chỉ vào các bộ phận và giới thiệu qua về các bộ phận. – Vậy Chiếc máy tính có cấu tạo bởi những bộ phận chính nào?
– Giáo viên chốt: Gồm có 4 bộ phận chính: Màn hình, thân máy, bàn phím, và chuột. 3. Hoạt động 3: Một số loại máy tính thường gặp – Nhà bạn nào có máy tính, giờ tay! Và máy tính đó là loại máy tính gì? (Cho HS tự do phát biểu).
– GV đưa hình ảnh một số loại máy tính khác ra, cho HS nêu tên một số loại máy tính đó – GV chốt: Các loại máy tính thường gặp đó là máy tính để bàn và máy tính xách tay. – GV giới thiệu về loại máy tính trên. 4. Củng cố – Hỏi tựa bài – Nhắc lại nội dung của bài học. – Nhận xét tiết học 5. Dặn dò – Về nhà xem lại bài, chuẩn bị phần tiếp theo. | – Hát
– HS TL
– HS quan sát, trả lời câu hỏi.
– HS trả lời: Rồi ạ – HS trả lời: Ở nhà, ở trường,… – HS trả lời: Chiếc máy tính.
– HS lắng nghe.
– HS trả lời: Có ạ
– HS trả lời: Đồng ý ạ.
– HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
– HS trả lời: Màn hình, thân máy tính, chuột và bàn phím.
– Cấu tạo gồm 4 bộ phận chính: 1. Màn hình. 2. Thân máy. 3. Bàn phím. 4. Chuột.
– HS trả lời – HS nêu tên: Máy tính để bàn, máy tính xách tay. Máy tính bảng,…
– HS lắng nghe và trả lời. |
2 Download Giáo án Hướng dẫn học tin học lớp 1 (Đầy đủ 35 tuần)
KHBD rất tốt, hữu ích đáng xem
banj chia sex cho minhf voiws
Ban chia se cho minh voi