Table of Contents
Báo cáo biện pháp thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi THCS là một bài viết trình bày về những biện pháp, giải pháp mà giáo viên áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển học sinh.
Trong bài viết này, Mực Đỏ xin giới thiệu tới thầy cô mẫu báo cáo biện pháp thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi THCS với đề tài: “Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh ở trường trung học cơ sở Bình Dương”. Việc áp dụng các biện pháp phù hợp sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện tốt vai trò của mình, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển học sinh.
Mẫu báo cáo này gồm file PowerPoint và file Word, do cô giáo viên Triệu Thị Kim Loan biên soạn và chia sẻ. Hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho quý thầy/cô. Mời thây/cô xem nội dung và tải về (link Google Driver) ở cuối bài viết.
1 Báo cáo biện pháp thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi – Word
NỘI DUNG | Trang |
MỤC LỤC | |
PHẦN I: MỞ ĐẦU | |
1. Lí do chọn đề tài | 1 |
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu | 1 |
PHẦN II: NỘI DUNG | |
1. Cơ sở lí luận | 3 |
2. Cơ sở thực tiễn | 3 |
3. Biện pháp xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh ở trường trung học cơ sở Bình Dươg | 4 |
3.1. Xây dựng lớp học yêu thương. | 4 |
3.2. Giáo dục học sinh bằng phương pháp “ Kỉ luật tích cực” | 9 |
3.3. Đổi mới tiết sinh hoạt lớp, tăng cường giáo dục đạo đức, giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh. | 10 |
3.4. Tạo sự gần gũi, thân thiện với học sinh trong từng tiết học | 15 |
4. Kết quả thực hiện biện pháp. | 16 |
PHẦN III: KẾT LUẬN | 19 |
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
– Chỉ thị số 40/2008/CT- BGD ĐT về việc phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cùng với Quyết định số 1299/QĐ – TTG ngày 3 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án: “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Trên cơ sở những văn bản chỉ đạo ấy, các Sở Giáo dục trong cả nước đã ban hành những văn bản chỉ đạo cụ thể về việc xây dựng kế hoạch: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”.
– Việc xây dựng kế hoạch trường học thân thiện, học sinh tích cực đã trở thành mục tiêu, lý tưởng của tất cả các trường học, cấp học, lớp học trong cả nước. Khi xây dựng được trường học thân thiện , học sinh tích cực, chúng ta sẽ có được những sản phẩm con người đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại.
– Trong sự nghiệp “Trồng người”, hình ảnh người thầy giáo, cô giáo mẫu mực luôn là tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo. Do vậy, xuất phát từ vai trò trách nhiệm và sự gắn kết với học sinh mà đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm phải giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng nhân cách học sinh và được các em tin yêu. Điều đó vừa là trách nhiệm, vừa thể hiện được tình cảm thân thiện trong mối quan hệ “Thầy – Trò”, tạo được ấn tượng tốt và xây dựng nên hình ảnh đẹp đẽ, cao cả của người thầy giáo, cô giáo trong ký ức của học sinh
– Tuy nhiên một thực tế hiện nay đang diễn ra đó là: Chất lượng công tác chủ nhiệm ở nhiều lớp học, trường học chưa cao, bầu không khí lớp chủ nhiệm luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực. Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh còn có nhiều khoảng cách. Trong các lớp chủ nhiệm còn tồn tại nhiều vấn đề không kịp xử lý như: bạo lực học đường, không duy trì được nề nếp, tình trạng bỏ học, bỏ giờ, có thái độ chưa tốt với các giáo viên giảng dạy bộ môn; niềm đam mê, hứng thú học tập giảm sút; tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học lỏng lẻo…
– Bản thân tôi ra trường đã nhiều năm, thực hiện công tác chủ nhiệm nhiều khóa học, khi đứng trước nhiều đối tượng học trò với nhận thức, tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau, tôi thật sự trăn trở: Làm như thế nào để xây dựng một môi trường học tập trong lớp học thực sự thân thiện, gần gũi, học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Chính vì vậy, trong những năm tham gia công tác chủ nhiệm, tôi luôn khát khao và đặt ra mục tiêu: Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh. Trong báo cáo chia sẻ ngày hôm nay, tôi xin phép được đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp học:“ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh ở trường trung học cơ sở Bình Dương”
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
– Biện pháp “ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh ở trường trung học cơ sở Bình Dương”
– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường Trung học cơ sở Bình Dương nói chung và học sinh lớp 7B nói riêng.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
– Giáo viên chủ nhiệm lớp luôn là người quan trọng dẫn dắt, quản lí, định hướng cho học sinh trong mọi việc. Vì thế, thầy cô như người cha, người mẹ của các em.
– Giáo viên chủ nhiệm là người đảm nhiệm vai trò trọng trách lớn trong giáo dục đạo đức, ý thức học tập, rèn luyện kỉ luật, kĩ năng sống cho học sinh; Luôn là người sát sao, quan tâm tới học sinh, từ lời ăn tiếng nói đến cách cư xử để rèn cho các em trở thành những người có kiến thức, tài năng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế giảng dạy tại trường trung học cơ sở và được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1. Thuận lợi.
+ Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, chỉ đạo sâu sát đối với công tác chủ nhiệm lớp, có kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng tháng, tuần, năm học.
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao gắn với các chủ đề, chủ điểm, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh
+ Các tổ chức đoàn thể địa phương luôn phối hợp tốt với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh
2.2. Khó khăn
– Về phía giáo viên:
Hiện nay, nhà trường còn có thầy, cô giáo vẫn duy trì cách giáo dục truyền thống, nghiêm khắc với học sinh, khoảng cách giữa thầy và trò xa cách. Một số giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm và kĩ năng sư phạm còn hạn chế nên cách xử lí tình huống sư phạm chưa phù hợp. Việc sử dụng các hình thức như: quát mắng, đánh, bắt học sinh đứng xó… thậm chí là đuổi học sinh ra đứng ngoài cửa lớp học vẫn còn tồn tại trong nhà trường. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm bên cạnh việc giảng dạy còn gặp nhiều áp lực khi chủ nhiệm như: công tác thi đua của lớp, học sinh nghịch ngợm, bướng bỉnh… khiến đôi khi giáo viên không kiềm chế được cảm xúc, điều này vô tình đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ thầy trò trở nên xa cách, khó gần gũi.
– Học sinh lớp chủ nhiệm:
+ Một số học sinh trong lớp còn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 01 học sinh là con của người nhiễm chất độc da cam , 02 học sinh gia đình hộ cận nghèo, 02 học sinh bố mẹ ly hôn…
+ Ý thức học tập của một số học sinh chưa cao, động cơ học tập chưa rõ ràng, bản thân học sinh luôn thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không biết thể hiện bản thân, học sinh ít nhận được sự chia sẻ, quan tâm từ bạn bè và thầy cô.
+ Còn một bộ phận phụ huynh do mưu sinh nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập cũng như giáo dục đạo đức của con em mình, còn phó thác cho nhà trường, tư tưởng “trăm sự nhờ thầy cô”.
+ Sự bùng nổ công nghệ thông tin, học sinh nghiện game, thích lên Facebook, Zalo, thích “sống ảo”…. đã ảnh hưởng rất nhiều đến ý thức đạo đức cũng như kết quả học tập của học sinh
3. Biện pháp “ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh ở trường trung học cơ sở Bình Dương”.
3.1. Xây dựng lớp học yêu thương
a. Vai trò:
Tình yêu thương, sự quan tâm rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Tình yêu thương sẽ có sức mạnh cảm hóa các em từ người xấu thành người tốt, từ học sinh lười biếng, quậy phá thành đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời. Yêu thương cũng giúp học sinh cởi mở, thân thiện với thầy cô. Các em sẵn sàng chia sẻ tâm tư, suy nghĩ, tình cảm, những nguyện vọng của mình. Xây dựng được lớp học yêu thương, có nghĩa là giáo viên đã xây dựng được lớp học hạnh phúc.
b. Cách thực hiện.
Bước 1: Tìm hiểu về đặc điểm tình hình học sinh lớp chủ nhiệm.
* Thông qua phiếu điều tra thông tin