LỊCH SỬ ISRAEL – Câu chuyện về sự hồi sinh của một dân tộc
Tác giả: Daniel Gordis
Dịch giả: Nguyễn Trung Kiên
Số trang: 600 trang
Khổ: 16×24 cm | Bìa cứng, áo ôm
Giá bìa: 389.000 VNĐ
Nhà xuất bản Thế giới và Omega Plus ấn hành
Mua tại Tiki Mua tại Shopee Mua tại FAHASA
Quốc gia Israel nhỏ bé nằm ở khu vực Trung Đông, được các nước Arab thù địch bao vây xung quanh. Họ đã được hồi sinh và phát triển thần kỳ như thế nào luôn là đề tài khiến nhiều người trong chúng ta tò mò. Học giả người Israel Daniel Gordis sẽ giải thích cho chúng ta thông qua cuốn sách này.
Theo Kinh Thánh ghi chép lại vào năm 70 Đê quốc La Mã tấn công Jerusalem, san phẳng thành Jerusalem và đốt phá Đền thờ Thứ hai. Năm 135, người La Mã đập tan chủ quyền của người Do Thái, mở đầu cho gần hai thiên niên kỷ – chính xác là 1762 năm người Do Thái sống mà không có quyền tự chủ về chính trị.
Cho đến năm 1897, tại Basel Đại hội phục quốc Do Thái lần thứ nhất đã được tổ chức. Theodor Herzl đưa ra một thông điệp phản kháng, khôi phục vinh quang của Israel cổ đại, chấm dứt thời kỳ lưu đày. Nhưng cũng từ đây chủ nghĩa phục quốc Do Thái đối mặt với một chuỗi tranh luận không có hồi kết với nhiều luồng tư tưởng.
Vào cuối thế kỷ 19 châu Âu quay lưng lại với người Do Thái, chủ nghĩa dân tộc Do Thái tràn khắp lục địa châu Âu. Nhiều người Do Thái cảm thấy rằng nơi đây không thể là nơi cư ngụ của họ lâu hơn nữa. Và họ đã nuôi ước mơ trở về đất tổ sau gần hai thiên niên kỷ lưu lạc.
Những người Do Thái thuộc các cộng đồng di cư, đặc biệt là gia tộc Rothschild đã tài trợ tiền để mua đất ở vùng Palestine dưới sự chiếm đóng của đế chế Ottoman. Nhũng đầm lầy đầy muỗi đã được những người di cư trở về chung tay cải tạo. Phong trào công xã kibbutz bắt nguồn từ lý tưởng xã hội chủ nghĩa được ảnh hưởng bởi làn sóng người Do Thái nhập cư từ Nga. Ngoài đất đai, để có được đời sống chính trị của riêng mình thì người Do Thái cần phải có một ngôn ngữ Do Thái để sử dụng.
Những người Do Thái đánh giá rằng người Ottoman sẽ mất quyền kiểm soát đối với vùng Trung Đông và người Anh sẽ thay thế họ. Bằng nhiều cách tiếp cận năm 1917 họ có được tuyên bố Balfour trong đó có đoạn viết:”Quan điểm của chính quyền Hoàng gia là ủng hộ việc thành lập một tổ quốc cho dân tộc Do Thái tại Palestine” khi mà chính người Anh chưa kiểm soát Palestine.
Khi Palestine về dưới sự cai trị của người Anh, các cuộc bạo động giữa người Arab với người Do Thái, giữa người Arab với người Anh, giữa người Do Thái với người Anh ngày càng căng thẳng. Tháng 5/1939 người Anh đã ban hành Sách Trắng với một điều khoản bất lợi đó là hạn chế sự nhập cư người Do Thái.
Để chuẩn bị cho một lượng người nhập cư lớn sau này, tuy rằng chưa có một nhà nước của riêng mình thì người Do Thái đã thành lập một công ty Mekorot, sau này trở thành công ty cấp nước quốc gia Israel. Họ cũng sớm thành lập trường Đại học Hebrew để cung cấp tri thức cho quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ngày 25/11/1947 Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết cho phép thành lập nhà nước của người Do Thái trên mảnh đất Palestine. Như vậy là sau 50 năm kể từ Đại hội phục quốc Do Thái lần thứ nhất, ước mơ có được nhà nước trên đất tổ của họ đã sắp thành hiện thực.
Ngày 14/5/1948, Ben-Gurion sau này được bầu thủ tướng đầu tiên của Israel đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, đánh dấu một kỷ nguyên mới của người Do Thái. Chủ nghĩa phục quốc Do Thái cuối cùng đã thành công, tất cả các phe phái đối địch phải sống cùng nhau trong một đất nước, một quốc gia được công bố và xây dựng một cách vội vàng. Dù bất đồng với nhau như thế nào thì họ vẫn cùng nhau phải sống, yêu đương, ra trận, xây dựng đất nước và chết cùng nhau.
Ngay sau ngày tuyên bố độc lập một hôm, quốc gia non trẻ đã đối mặt với cuộc chiến tranh từ 5 quốc gia Arab: Jordan, Ai Cập, Liban, Iraq và Syria. Người dân và chính phủ Israel hiểu rằng họ không thể để Israel bị xoá trên bản đồ thế giới, không thể để mất nơi trú ẩn cho dân tộc Do Thái. Điều đó đã làm cho họ chiến thắng trong mọi cuộc chiển tưởng chừng như không có lối thoát. Cũng với tinh thần đó mà người Do Thái đã cùng nhau xây dựng nên một đất nước Israel hùng cường ngày hôm nay.
Người Do Thái sẽ không quên một sự thật rằng nhà nước của họ sẽ có thể không bao giờ ra đời nếu không có nhà lãnh đạo tài năng và có tầm nhìn độc nhất vô nhị mà họ có được đó là David Ben-Gurion. Ông không chỉ là thủ tướng đầu tiên của họ mà ông là người đã biến giấc mơ của Theodor Herzl thành sự thật.
Tấm huy chương nào cũng có hai mặt. Mặt thứ nhất là sự hồi sinh cả một dân tộc với việc thành lập nhà nước Israel, bảo vệ đất nước trước các cuộc chiến tranh và xây dựng một đất nước trở nên vĩ đại. Thì mặt bên kia là sự chia rẽ về văn hoá, tôn giáo với các luồng tư tưởng khác nhau luôn nảy sinh, chia rẽ với người dân Arab trong các vùng chiếm đóng cũng như với các nước Arab ở xung quanh.
Tác giả: Nguyen Anh Vu