- Version
- Download 74
- File Size 20.778 KB
- Create Date 29/07/2023
- Download
Giáo án Công nghệ 4 Kết nối tri thức được biên soạn theo công văn 2345 của BGD là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên đang chuẩn bị giảng dạy môn Công nghệ lớp 4. MucDo.Com xin giới thiệu tới quý thầy/cô mẫu giáo án Word Giáo án Công Nghệ 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, mẫu bao gồm 3 bài: . Thầy/cô có thể Download miễn phí để tham khảo!
Giáo án Công nghệ 4 Kết nối tri thức - Xem trước mẫu
BÀI 2: MỘT SỐ LOẠI HOA, CÂY CẢNH PHỔ BIẾN (3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
Năng lực
Năng lực chung:
Có khả năng quan sát, mô tả một số sự vật phổ biến trong cuộc sống.
Giới thiệu được với bạn bè, người thân một loại hoa, cây cảnh yêu thích.
Năng lực riêng:
Nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
Phẩm chất
Yêu thích hoa, cây cảnh.
Có hứng thú với việc trồng, chăm sóc bảo vệ hoa, cây cảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
Các tranh giáo khoa liên quan đến nội dung Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối vời đời sống.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SHS Công nghệ 4.
Thông tin, tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến hoa, cây cảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân về một số loại hoa, cây cảnh mà các em đã biết. Bên cạnh đó, các em cũng nhận ra còn rất nhiều loại hoa, cây cảnh đẹp mà các em chưa biết, từ đó có mong muốn tìm hiểu thêm về các loại hoa, cây cảnh.
b. Cách tiến hành
- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát một số hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh quen thuộc:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về các loại hoa, cây cảnh.
- GV mời đại diện 4 HS trả lời (mỗi HS 1 hình). Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
+ Hình 1 (hoa hồng):
● Có nhiều cành và gai cong.
● Có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng. Cánh hoa mềm, mỏng nên rất dễ bị dập nát. Lá hoa là lá kép lông chim mọc cách, xung quanh lá con có nhiều răng cưa nhỏ.
● Có màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ…
+ Hình 2 (hoa mai):
● Gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen.
● Nở thắm tươi vào mỗi độ xuân về, tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam Việt Nam.
+ Hình 3 (cây kim tiền):
● Mọc thành bụi, lá mọc đối xứng có màu xanh bóng. Thân cây mọc vươn thẳng, mọng nước và phình to ở phần gốc.
● Dùng để trang trí, làm đẹp không gian sống, lọc sạch các chất độc hại từ không khí.
+ Hình 4 (cây lan ý):
● Cuống lá mọc từ gốc lên, lá có màu xanh thẫm bóng mượt, dáng hình bầu dục nhưng thon nhọn ở đỉnh và trên bề mặt lá có nổi những đường gân xanh nhạt hơn. Hoa màu vàng, thuôn dài, xung quanh được bao bọc bởi một chiếc lá bắc (mo hoa) màu trắng tựa như vỏ sò.
● Có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn.
- GV dẫn dắt HS vào bài: Bài 2 – Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoa hồng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cây hoa đào thông qua một số đặc điểm cơ bản của hoa và lá cây.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát Hình 1 SHS tr.12 và thực hiện nhiệm vụ: Mô tả đặc điểm của lá, hoa của các loại hoa hồng trong Hình 1 bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý sau:
- GV hướng dẫn HS mô tả chính xác các đặc điểm cơ bản của cây hoa đào: màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị, cách mọc hoa, màu lá, hình dáng lá.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm cây hoa hồng. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi: Kể thêm các màu sắc khác của hoa hồng mà các em biết.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các màu sắc khác của hoa hồng. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Cây hoa hồng có đặc điểm:
+ Lá màu xanh, mép lá có hình răng cưa.
+ Hoa có nhiều màu sắc (đỏ, xanh, vàng, hồng, đen, trắng,...) mọc đơn lẻ hoặc thành chùm.
+ Thân cây có gai.
Hoạt động vận dụng
- GV tổ chức cho HS giới thiệu với bạn bè một loại hoa hồng em thích.
- GV hướng dẫn HS giới thiệu về màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị, cách mọc hoa, màu lá, hình dáng lá,...
- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu trước lớp loại hồng em thích. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.
- GV giới thiệu cho HS về cây hoa hồng trắng:
+ Thuộc nhóm thân gỗ cây bụi thấp, có nhiều cành và gai cong.
+ Lá tùy thuộc vào giống mà có có màu xanh đậm hoặc xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu.
+ Có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm dễ bị dập nát.
+ Loài hoa mang ý nghĩa của sự tôn kính, biết ơn.
Hoạt động mở rộng
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung mở rộng SHS tr.24 và chia sẻ thêm những hiểu biết của em về cây hoa hồng.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), tổ chức cho HS tìm hiểu thêm về cây hoa hồng: nguồn gốc, ý nghĩa, sự tích, công dụng,.....
- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ thêm một số hiểu biết về cây hoa hồng. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
- GV giới thiệu cho HS thêm một số thông tin về cây hoa hồng:
+ Là loài hoa đẹp, nở quanh năm.
+ Có hương thơm nổi bật và được trồng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
+ Được dùng để trang trí, là biểu tượng của tình yêu, là nguyên liệu để làm ra nhiều loại nước hoa, trà,...
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoa đào
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cây hoa đào thông qua một số đặc điểm cơ bản của hoa và lá cây.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 2 SHS tr.13 và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nêu đặc điểm khác nhau giữa hai loại hoa đào trong hình.
+ Em có biết hoa đào thường nở vào mùa nào trong năm?
- Gv hướng dẫn HS mô tả chính xác đặc điểm cơ bản của cây hoa đào: màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị, cách mọc hoa, màu lá, hình dáng lá.
- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế, kể thêm các màu sắc khác của hoa đào mà các em biết.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Cây hoa đào được trồng phổ biến ở miền Bắc.
● Là cây thân gỗ. Thân cây cao, phân nhánh mạnh từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, lông cứng.
● Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, cánh hoa mỏng, kích thước cánh hoa nhỏ.
+ Hoa thường có màu đỏ, màu trắng hoặc màu hồng nhạt, nở vào mùa xuân.
Hoạt động vận dụng
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận theo các nội dung:
+ Giới thiệu về cây hoa đào hoặc cành đào trưng bày trong dịp Tết của gia đình.
+ Tìm hiểu thêm về cây hoa đào (nguồn gốc, ý nghĩa, sự tích,...).
- GV mời đại diện 2 – 3 HS giới thiệu về cây hoa đào trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu thêm cho HS về cây hoa đào:
+ Được biết đến ở vùng đất Ba Tư, sau đó phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mông Cổ, Lào, Trung Quốc,...Trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết.
+ Hoa đào tô điểm cho không gian ngày Tết cổ truyền, mang lại một năm mới hạnh phúc, thịnh vượng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoa mai
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết về cây hoa mai thông qua một số đặc điểm cơ bản.
b. Cách tiến hành:
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 3 và trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của cây hoa mai.
- GV hướng dẫn HS mô tả chính xác đặc điểm cơ bản của cây hoa mai (màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị hoa, cách mọc hoa,...).
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc cây hoa mai trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Cây hoa mai được trồng phổ biến ở miền Nam.
● Là cây thân gỗ, cành hơi giòn. Thân cây xù xì và nhiều cành nhiều nhánh. Tán cây có lá thưa.
● Lá mọc so le, có phiến lá dạng hình trứng thuôn dài, có màu xanh biếc, mặt dưới của lá màu hơi ánh vàng.
+ Hoa thường có màu vàng, màu trắng, nở vào mùa xuân.
Hoạt động vận dụng
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận với nội dung sau:
+ Giới thiệu về cây hoa mai hoặc cành mai trưng bày trong dịp Tết của gia đình hoặc em biết.
+ Tìm hiểu thêm về cây hoa mai: nguồn gốc, ý nghĩa, sự tích,...
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp hiểu biết của em về cây hoa mai. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Tại Việt Nam, cây mai có mặt chủ yếu tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, Đồng bằng sông Cửu Long, và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa.
+ Hoa mai được ví như là biểu tượng của cốt cách, sức sống bền bỉ, đơm hoa đúng vào đầu xuân mang đến sắc hương ngọt ngào.
Hoạt động mở rộng
- GV tổ chức cho HS đọc và thảo luận nội dung mở rộng SHS tr.14.
- GV tổ chức HS thảo luận về cách trưng bày hoa đào, hoa mai trong dịp Tết Nguyên đán.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Vào dịp Tết Nguyên đán, việc trang trí ngôi nhà bằng cây hoặc cành đào, cành mai đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam, tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, vui tươi và tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về hoa sen
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cây hoa sẽ thông qua một số đặc điểm cơ bản.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 4 SHS tr.14 và thực hiện nhiệm vụ: Mô tả đặc điểm cây hoa sen.
- GV hướng dẫn HS mô tả chính xác đặc điểm cơ bản của cây hoa sen: màu sắc cánh hoa, màu sắc nhị hoa, màu sắc lá, hình dáng lá,...
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm hoa sen trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Cây hoa sen sống dưới nước.
+ Cánh hoa có màu hồng, màu trắng, màu vàng, nhị hoa có màu vàng.
Hoạt động luyện tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4 – 6 HS/nhóm) .
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc và cho biết, câu ca dao sau mô tả những bộ phận nào của cây hoa sen.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Câu ca dao miêu tả các bộ phận của hoa sen: lá màu xanh, hoa màu trắng, nhị màu vàng
- GV nhấn mạnh: Hoa sẽ đã gắn liền với đời sống của người Việt Nam, đã đi vào ca dao, tục ngữ.
Hoạt động vận dụng
- GV trình chiếu cho HS quan sát video về hoa sen:
https://www.youtube.com/watch?v=5NKVgWLWJkA
(Từ 1p57 – 2p22)
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:
+ Hoa sẽ thường được trồng ở đâu?
+ Hoa sen nở vào mùa nào?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Hoa sen thường được trồng ở ao, đầm, hồ.
+ Hoa sen nở vào mùa hè.
Hoạt động mở rộng
- GV tổ chức cho HS đọc và thảo luận nội dung mở rộng SHS tr.15.
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu thảo luận với bạn bên cạnh, trả lời câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa của hoa sen.
+ Tác dụng của các bộ phận của hoa sen.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Hoa sen thể hiện sự vươn dậy mạnh mẽ, ý chí sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, hoa sen còn là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam cả về hình thể và tâm hồn.
+ Ngoài giá trị làm cảnh, các bộ phận của cây hoa sen còn có nhiều tác dụng như: hạt sen, ngó sen dùng để chế biến các món ăn; lá sen và tâm sen dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Hoạt động 6: Tìm hiểu một số loại cây cảnh phổ biến
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số loại cây cảnh phổ biến thông qua một số đặc điểm cơ bản.
b. Cách tiến hành
Hoạt động khám phá
- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát Hình 5a – 5g SHS tr.15, 16 và thực hiện nhiệm vụ:
+ Gọi tên các loại cây cảnh có trong hình bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý dưới đây:
+ Mô tả đặc điểm nhận biết của các loại cây trong hình.
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt ghi đáp án vào bảng con và giơ bảng. Các nhóm quan sát, nhận xét kết quả của nhóm bạn.
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Hình a (cây xương rồng):
● Là cây chịu hạn tốt,
● Lá cây tiêu biến thành gai để thích nghi với môi trường sống.
+ Hình b (cây thiết mộc lan):
● Mọc thành hình nơ, bóng mượt và có màu sẫm. Phần phiến lá có sọc rộng và nhạt màu hơn, ngả vàng ở phần trung tâm.
● Hoa mọc thành chùm màu trắng và có mùi rất thơm.
● Là một trong những loài cây hiếm cho hoa trong thời tiết lạnh giá.
+ Hình c (cây sống đời):
● Thân tròn nhẵn và có các đốm tía xung quanh thân, thích hợp để trồng làm cảnh.
● Các lá cây mọc đối xứng nhau, phiến lá dày và mọng nước, có màu xanh đậm.
● Hoa phổ biến nhất có màu đỏ hoặc màu hồng, nở thành từng cụm trên ngon của nhánh cây.
+ Hình d (cây sanh):
● Là cây thân gỗ lớn, sống lâu năm, nhiều cành lá và nhánh, tán lá của cây rậm rạp, um tùm.
● Có thể uốn nắn để tạo các thế đẹp mắt.
+ Hình e (cây cọ cảnh): được trồng để trang trí nội thất, lá cọ xanh bóng rất giàu sức sống.
+ Hình g (cây trạng nguyên):
● Lá có dạng bầu dài, hình răng cưa, màu xanh đậm, bóng; có gân nổi rõ và cuống mập.
● Hoa nhỏ, màu đỏ; mọc ở trung tâm của cụm lá.
Hoạt động luyện tập
- GV tổ chức cho HS quan sát một số loại cây cảnh có trong khuôn viên nhà trường.
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Mô tả các loại cây cảnh có trong khuôn viên trường học của em.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS giới thiệu trước lớp về cây cảnh trong khuôn viên trường học. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS một số cây cảnh có trong khuôn viên trường học:
+ Cây phượng vĩ:
● Tán lớn, xanh tươi, đem lại bóng mát, tạo không khí trong lành cho cảnh quan.
● Hoa phượng màu đỏ rực rỡ nên cảnh quan sân trường ấn tượng.
+ Cây bàng:
● Lá cây xanh tốt, rậm rạp tạo thành từng tầng lớn quanh thân.
● Hoa mang màu trắng xanh thường mọc thành chùm, tạo nên vẻ đẹp đặc biệt cho khuôn viên trường học.
+ Cây xà cừ: cây thân gỗ, phân cành nhánh nhiều, mọc theo nhiều hướng tạo thành tán lá rộng lớn, tạo bóng mát sân trường.
Hoạt động vận dụng
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai thông thái hơn?
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi: Em hãy thêm một số loại cây cảnh mà em biết và hướng dẫn cho bạn đặc điểm nhận biết các loại cây cảnh đó.
🡪 Ai là người giới thiệu được nhiều loại cây và hướng dẫn cho bạn nhiều đặc điểm nhận biết chính xác nhất, đó là người chiến thắng.
- GV mời HS lần lượt xung phong giới thiệu các loại cây cảnh mà em biết.
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS một số loại cây cảnh phổ biến:
+ Cây lưỡi hổ:
● Có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn sắc nhọn nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn.
● Cây lưỡi hổ khi ra hoa nở thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên và có quả hình tròn.
● Là món quà ý tài lộc ý nghĩa.
+ Cây quất cảnh:
● Thân gỗ nhỏ, mềm, dẻo dai. Vỏ cây màu xám, sần sùi, cây có nhiều nhánh mọc ra các hướng xung quanh, sai quả. Lá hình bầu dục, xanh tốt.
● Dùng để trang trí trong nhà ngày Tết.
Hoạt động mở rộng
- GV tổ chức cho HS đọc nội dung phần mở rộng SHS tr.16.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, tìm hiểu và kể thêm các đặc điểm có thể sử dụng để nhận biết các loại cây cảnh phổ biến.
- GV mời HS mạnh dạn xung phong phát biểu. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cây cảnh có rất nhiều loại khác nhau, người ta nhận ra các loại cây cảnh nhờ vào đặc điểm đặc trưng về thân, lá, hoa của chúng.
* CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ
- Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Cây hoa hồng có đặc điểm gì?
A. Thân cây có gai.
B. Hoa có hai màu là trắng và hồng nhạt.
C. Hoa được trồng phổ biến ở miền Nam.
D. Là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam.
Câu 2. “Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng” là câu ca dao nói về loại hoa nào?
A. Hoa chanh.
B. Hoa bưởi.
C. Hoa xoan.
D. Hoa sen.
Câu 3. Đâu không phải là một đặc điểm của hoa mai?
A. Được trồng phổ biến ở miền Nam, nở vào mùa xuân.
B. Hoa thường có màu vàng, trắng.
C. Có hương thơm đặc trưng, nổi bật.
D. Tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng.
Câu 4. Hoa đào thường có màu sắc như thế nào?
A. Màu hồng nhạt.
B. Màu đỏ.
C. Màu trắng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Hình ảnh dưới đây nói về cây gì?
A. Cây bạch đàn.
B. Cây sanh.
C. Cây thiết mộc lan.
D. Cây lan ý.
Gợi ý đáp án phần trắc nghiệm
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án A D C D B
- Phần tự luận
Câu 1: Một số loại hoa, cây cảnh được trồng phổ biến ở gia đình, địa phương em.
Câu 2: Kể tên một số loại hoa nở vào mùa xuân, mùa hè, mùa thu hoặc mùa đông mà em biết.
Câu 3: Em yêu thích loại hoa, cây cảnh nào nhất? Vì sao? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về loại hoa, cây cảnh đó.
Gợi ý đáp án phần tự luận
Câu 2:
- Hoa nở vào mùa xuân: hoa đào, hoa mai, hoa cúc, hoa tầm xuân, hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền,...
- Hoa nở vào mùa hè: hoa hồng, hoa đỗ quyên, hoa phượng, hoa loa kèn,...
- Hoa nở vào mùa thu: hoa dã quỳ, hoa hải đường, hoa thạch thảo,...
- Hoa nở vào mùa đông: hoa cúc họa mi, hoa cẩm tú cầu, hoa hướng dương,...
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc lại bài học Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
+ Nhận biết được một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở địa phương, gia đình
+ Trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh tại nhà, địa phương nơi em ở.
+ Đọc trước Bài 3 – Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu (SHS tr.17).
- HS quan sát hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chuẩn bị vào bài học.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe GV nêu thêm câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.
- HS giới thiệu trước lớp.
- HS lắng nghe kết hợp quan sát hình ảnh.
- HS đọc thầm phần mở rộng.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS liên hệ thực tiễn.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia HS thành các nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm và thảo luận.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm nội dung mở rộng.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chia thành các nhóm.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát video trồng hoa sen.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm nội dung mở rộng.
- HS quan sát hình ảnh và lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm.
- HS làm việc nhóm.
- HS chia sẻ đáp án trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát cây cảnh trong khuôn trường học.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chơi trò chơi.
- HS giới thiệu cây cảnh trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc thầm nội dung phần mở rộng.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
Link Download liệu
Ngoài ra, thầy/cô vào Giáo án để xem nhiều tài liệu hơn, Kết nối tri thức với cuộc sống để xem tất cả tài liệu về bộ sách Kết nối tri thức