Table of Contents
1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 MÔN TIN HỌC 5
Trong chương trình học kỳ 2 môn Tin học lớp 5, các em đã được học hai chủ đề: Thế giới Logo và Em học nhạc. Để giúp các em ôn tập và nâng cao kiến thức trước kỳ thi sắp tới, bài viết này sẽ chia sẻ đề cương ôn tập Tin học lớp 5 học kỳ 2 với đầy đủ đáp án. Qua bài viết này, các em sẽ được làm quen với các dạng bài tập thường gặp trong kỳ thi, cũng như rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic thông qua việc thực hành các bài tập. Hy vọng bài viết sẽ giúp các em tự tin hơn khi tiếp cận với kỳ thi sắp tới.
2 I. PHẠM VI ÔN TẬP
CHỦ ĐỀ 4: THẾ GIỚI LOGO
Bài 1: Những gì em đã biết
Bài 2: Câu lệnh lặp lồng nhau
Bài 3: Thủ tục trong Logo
Bài 4: Thu tục trong Logo (tt)
Bài 5: Luyện tập về thủ tục
Bài 6: Thay đổi màu và nét vẽ bằng câu lệnh
CHỦ ĐỀ 5: EM HỌC NHẠC
Bài 1: Làm quen với phần mềm MuseScore
Bài 2: Bước đầu tạo bản nhạc với phần mềm MuseScore
Bài 3: Ghi lời bản nhạc. Thay đổi nốt nhạc, thêm ô nhịp
Bài 4: Chèn ô nhịp và thay đổi thông tin về bản nhạc
Bài 5: Thiết lạp trang giấy và xuất bài nhạc
3 II. CÂU HỎI ÔN TẬP
PHẦN LÝ THUYẾT
4 CHỦ ĐỀ 4: THẾ GIỚI LOGO
Bài 1: Những gì em đã biết
1. Nhắc lại các lệnh đã học
LỆNH | HÀNH ĐỘNG CỦA RÙA |
FD 100 | Rùa tiến lên phía trước 100 bước |
BK 50 | Rùa lùi lại sau 50 bước |
RT 90 | Rùa quay phải 90 độ |
LT 90 | Rùa quay trái 90 độ |
PU | Nhấc bút, Rùa không vẽ nữa |
PD | Hạ bút, Rùa tiếp tục vẽ |
CS | Xóa toàn bộ sân chơi, Rùa về vị trí xuất phát |
Clean | Xóa toàn bộ sân chơi, Rùa vẫn ở vị trí hiện tại |
Home | Rùa về vị trí xuất phát |
HT | Rùa ẩn mình |
ST | Rùa hiện hình |
Bye | Thoát khỏi phần mềm Logo |
2. Ôn lại câu lệnh lặp
Câu lệnh lặp có dạng: Repeat n [<Các lệnh lặp>]
– n trong câu lệnh chỉ số lần lặp.
– Phần trong ngoặc [ ] là nơi ghi các lệnh được lặp lại.
Giữa Repeat và n phải có dấu cách.
– Cặp ngoặc phải là ngoặc vuông [ ]
Ví dụ: sử dụng câu lệnh lặp Vẽ hình vuông có độ dài 100 bước
Trả lời: Repeat 4 [ fd 100 rt 360/4]
Ví dụ: sử dụng câu lệnh lặp vẽ hình lục giác có độ dà 100 bước thêm lệnh
Trả lời: Repeat 6 [ fd 100 rt 360/6]
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: Dòng lệnh nào dưới đây được viết đúng?
A. Repeat 4 [FD 100 RT 90]
B. REPEAT 4 [FD 100, RT 90]
C. REPEAT4 [FD 100 RT 90]
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 2: Câu lệnh lặp có dạng:
A. Repeat n (<Các lệnh lặp>)
B. Repeatn [<Các lệnh lặp>]
C. Repeet n [<Các lệnh lặp>]
D. Repeat n [<Các lệnh lặp>]
Câu 3: Lệnh lặp nào sau đây để Rùa vẽ một hình tam giác?
A. REPEAT 3 [ FD 100 RT 90]
B. REPEAT 3 [ FD 100 RT 120]
C. REPEAT 4 [ FD 100 RT 120]
D. REPEAT 3 [ FD 100 RT 60]
Bài 2: Câu lệnh lặp lồng nhau
1. Sự khác nhau khi sử dụng câu lệnh Repeat và không sử dụng câu lệnh Repeat?
– Sử dụng Repeat: Câu lệnh ngắn gọn, công việc thực hiện nhanh
– Không sử dụng Repeat: Câu lệnh nhiều, công việc thực hiện rời rạc
– Sử dụng câu lệnh lặp lồng nhau có thể cho ra nhiều hình giống nhau
Câu lệnh lặp lồng nhau có dạng : Repeat m [ repeat n [ ]
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: Repeat 6 [fd 50 rt 60 Wait 30] rt 72
A. Vẽ hình đa giác sáu cạnh
B. Vẽ hình đa giác sáu cạnh, vẽ xong quay một góc 360/5 độ
C. Vẽ hình lục giác 6 cạnh
Câu 2: Repeat 8 [repeat 6 [fd 50 rt 60 wait 30] rt 45]
A. Vẽ hình đa giác sáu cạnh
B. Vẽ hình đa giác sáu cạnh, vẽ xong quay một góc 360/8
C. Lặp lại 8 lần, mỗi lần vẽ một hình đa giác sáu cạnh, vẽ xoang quay một góc 45 độ
Câu 3: Câu lệnh nào giúp Rùa vẽ 5 hình tam giác như hình sau?
A. Repeat 5 [ repeat 3 [ fd 100 rt 120] rt 360/5]
B. Repeat 5 [ repeat 4[ fd 100 rt 120] rt 360/5]
C. Repeat 5 [ repeat 6[ fd 100 rt 120] rt 360/5]
Câu 4: Câu lệnh nào giúp Rùa vẽ 8 hình lục giác như hình sau?
A. Repeat 8 [ repeat 6[ fd 100 rt 60 ] rt 360/8]
B. Repeat 8 [ repeat 5 [ fd 100 rt 60 ] rt 360/8]
C. Repeat 8 [ repeat 7 [ fd 100 rt 60 ] rt 360/8]
Bài 3: Thủ tục trong logo
1. Thủ tục là gì?
Thủ tục là một dãy các thao tác được thực hiện theo thứ tự để hoàn thành một công việc nào đó.
2. Thủ tục trong Logo
Ví dụ viết thủ tục hình tam giác:
To Tamgiac
REPEAT 3 [ FD 100 RT 120]
End
TT | Câu lệnh | Cách gọi trực quan |
1 | To tamgiac | Đầu thủ tục |
2 | Repeat 3 [ fd 100 rt 120] | Thân thủ tục |
3 | End | Kết thúc thủ tục |
Cấu trúc chung của một thủ tục
To < tên thủ tục>
Thân của thủ tục < các dòng lệnh>
End < Kết thúc thủ tục>
Nêu cách đặt tên cho thủ tục:
– Dùng chữ Việt không dấu để đặt tên cho thủ tục.
– Trong tên thủ tục không được có dấu cách phải có ít nhất một chữ cái.
+Ví dụ các tên đúng: Tamgiac; tamgiac1
+Ví dụ các tên sai: Tam giác; Tamgiac 1;
– Em nên đặt tên thủ tục sao cho gợi mở và dễ nhớ.
3. Cách viết một thủ tục trong Logo
Trong Logo, để viết thủ tục Tamgiac ta làm theo các bước sau
Nháy chuột trong ngăn gõ lệnh.
Bước 1: Gõ lệnh edit “Tamgiac rồi nhấn phím Enter.
Bước 2: Gõ các lệnh vẽ hình tam giác trong cửa sổ soạn thảo
Bước 3: Ghi vào bộ nhớ và đóng cửa sổ soạn thảo
Bước 4: Gõ lệnh tamgiac vào ngăn gõ lệnh rồi nhấn phím Enter. Quan sát kết quả
Ví dụ1: Viết thủ tục vẽ hình vuông có chiều dài 100 bước.
to hinhvuong
Repeat 4 [ FD100 RT 90]
end
Ví dụ 2: Viết thủ tục vẽ hình lục giác 6 cạnh có chiều dài 100 bước.
To lucgiac6canh
Repeat 5 [fd 100 rt 60]
End
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM/TỰ LUẬN
Câu 1: Một thủ tục trong Logo gồm có mấy phần. Kể tên các phần đó?
……………………………………………
Câu 2: Nêu cách đặt tên thủ tục
……………………………………………
Câu 3: Để mở cửa sổ soạn thảo thủ tục em sử dụng lệnh nào?
A. Edit “<Tên thủ tục>
B. Exit <Tên thủ tục>
C. Save <Tên thủ tục>
Câu 4: Sử dụng dòng lệnh dưới đây để viết thủ tục vẽ hình chữ nhật trong Logo
Repeat 2 [fd 100 rt 90 fd 50 rt 90]
……………………………………………
Câu 5: Cho câu lệnh: Setpensize [1 10] Repeat 6 [FD 70 RT 60]
Câu lệnh Setpensize [1 10] này dùng để?
A. Thay đổi màu cho nét vẽ
B. Thay đổi độ dày nét vẽ
C. Cả 2 đáp án trên.
Bài 6: Thay đổi màu và nét vẽ bằng câu lệnh
Câu lệnh thay đổi độ dày nét vẽ
Cú pháp: Setpensize [m n]
Ví dụ: Setpensize [1 10]
Câu lệnh thay đổi màu nét vẽ
Cú pháp: Setpencolor n hoặc SetPC n
Ví dụ: Setpencolor 4 (thay đổi màu vẽ bằng màu đỏ)
Bảng màu trong logo
Màu đen số: 0
Màu xanh da trời số: 1
Màu xanh lá cây số: 2
Màu xanh lơ số: 3
Màu đỏ số: 4
Màu hồng số: 5
5 CHỦ ĐỀ 5: EM HỌC NHẠC
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phần mềm Muse Score là phần mềm dùng để?
A. Là phần mềm dùng để học nhạc.
B. Là phần mềm dùng để sáng tác nhạc.
C. Là phần mềm dùng để nghe nhạc
D. Là phần mềm dùng để học nhạc, học hát, sáng tác nhạc, nghi bản nhạc và chơi đàn.
Câu 2: Để ghi lời cho bản nhạc em chọn.
A. Nhấn chọn nốt nhạc muốn ghi sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl+L.
B. Nhấn chọn nốt nhạc muốn ghi sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl+S.
C. Nhấn chọn nốt nhạc muốn ghi sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl+C
Câu 3: Trong phần mềm MuseScore, làm cách nào để nghe bản nhạc đang được mở
A. Nhấn vào biểu tượng Play
B. Nhấn phím Enter
C. Nhấn phím Shift
D. Nhấn phím S
Câu 4: Để Thay đổi nốt nhạc đã nhập em nhấn vào nốt nhạc cần thay đổi nhấn phím nào dưới đây để xóa bỏ nốt nhạc đó
A. Ctrl
B. Capslock
C. Insert
D. Delete
Câu 5: Để nối thêm một ô nhịp vào cuối đoạn nhạc em sử dụng tổ hợp phím nào?
A. Ctrl + C
B. Ctrl + B
C. Ctrl + Shift
D. Ctrl + Insert
Câu 6: Để kết thúc việc soạn nhạc em thực hiện nhấn vào phím nào sau đây?
A. phím N
B. Phím Esc
C. Phím Enter
D. Phím Insert
Câu 7: Để khởi động chương trình học nhạc em sử dụng phần mềm nào sau đây?
A. Logo
B. Paint
C. MuseScore
D. TuxPaint
PHẦN THỰC HÀNH
CHỦ ĐỀ 4: THẾ GIỚI LOGO
Câu 1: Viết thủ tục Tamgiac để vẽ hình tam giác có cạnh dài 100 bước:
Trả lời: Edit “Tamgiac
to Tamgiac
Repeat 3 [ FD 100 RT 120]
end
Câu 2: Viết thủ tục Hinhchunhat để vẽ hình chữ nhật có chiều dài 200 bước, chiều rộng 100 bước:
Trả lời: Edit “Hinhchunhat
to Hinhchunhat
Repeat 3[ FD 100 RT 90 FD 200 RT 90]
end
Câu 4: Sử dụng câu lênh lặp lồng nhau vẽ hình sau. Biết hình tam giác có cạnh dài 100 bước.
Trả lời: Repeat 3 [ Repeat 3[fd 100 rt 120] rt 120]
Câu 5: Mở phần mềm Logo và thực hiện các yêu cầu sau:
– Viết thủ tục các hình dưới đây
– chọn nét vẽ set pensize [1 10]
– chọn màu vẽ là màu đỏ set pen color 4
CHỦ ĐỀ 5: EM HỌC NHẠC
PHẦN THỰC HÀNH
Câu 1: Khởi động phần mềm MuseScore, chép đoạn nhạc “Thật là hay” và ghi lời cho đoạn nhạc như hình dưới:
Câu 2: Khởi động chương trình MuseScore, chép đoạn nhạc “Múa vui” và ghi lời cho đoạn nhạc như hình dưới:
Câu 3: Khởi động chương trình MuseScore, chép đoạn nhạc “Nắng vàng” và ghi lời cho đoạn nhạc như hình dưới:
Cho mình xin đề cương ạ