Table of Contents
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 4 Chân trời sáng tạo – Tất cả các môn bao gồm: Tiếng Việt, Tin học, Đạo Đức, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử và địa lí, Âm nhạc là tài liệu quan trọng cho các giáo viên, giúp giáo viên hoàn thành chương trình tập huấn SGK mới từ nhà xuất bản một cách hiệu quả.
1 Đáp án tập huấn SGK mới lớp 4 môn Tiếng Việt
Câu 1: SGK Tiếng Việt 4 được cấu trúc như thế nào?
A. Tập một: 8 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
Tập hai: 8 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
B. Tập một: 8 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
Tập hai: 7 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
C. Tập một: 4 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
Tập hai: 4 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
D. Tập một: 4 chủ điểm, dạy – học trong 18 tuần (16 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
Tập hai: 3 chủ điểm, dạy – học trong 17 tuần (15 tuần bài mới + 2 tuần ôn tập)
Câu 2: Một chủ điểm trong SGK Tiếng Việt 4 gồm bao nhiêu bài học? Mỗi bài học dạy trong bao nhiêu tiết?
A. 2 bài học (bài 1 dạy trong 4 tiết, bài 2 dạy trong 3 tiết)
B. 4 bài học (bài 1 và bài 3 dạy trong 4 tiết; bài 2 và bài 4 dạy trong 3 tiết)
C. 8 bài học (bài 1, bài 3, bài 5 và bài 7 dạy trong 3 tiết; bài 2, bài 4, bài 6 và bài 8 dạy trong 4 tiết)
D. 8 bài học (bài 1, bài 3, bài 5 và bài 7 dạy trong 4 tiết; bài 2, bài 4, bài 6 và bài 8 dạy trong 3 tiết)
Câu 3: Hoạt động Khám phá và luyện tập trong bài học 4 tiết có những nội dung gì?
A. 1. Đọc (tuần lẻ: truyện, tuần chẵn: thơ)
2. Luyện từ và câu
3. Viết
B. 1. Đọc (tuần lẻ: thơ, tuần chẵn: truyện)
2. Luyện từ và câu
3. Viết
C. 1. Đọc (tuần lẻ: truyện, tuần chẵn: thơ)
2. Đọc mở rộng
3. Viết
D. 1. Đọc (tuần lẻ: thơ, tuần chẵn: truyện)
2. Đọc mở rộng
3. Viết
Câu 4: Hoạt động Khám phá và luyện tập trong bài học 3 tiết ở tuần lẻ và tuần chẵn khác nhau ra sao?
A. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin ⇨ 2. Nói và nghe ⇨ 3. Viết
Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả ⇨ 2. Luyện từ và câu ⇨ 3. Viết
B. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả ⇨ 2. Nói và nghe ⇨ 3. Viết
Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin ⇨ 2. Luyện từ và câu ⇨ 3. Viết
C. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin ⇨ 2. Luyện từ và câu ⇨ 3. Viết
Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả ⇨ 2. Nói và nghe ⇨ 3. Viết
D. Tuần lẻ: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản miêu tả ⇨ 2. Luyện từ và câu ⇨ 3. Viết
Tuần chẵn: 1. Đọc: Đọc và trả lời câu hỏi văn bản thông tin ⇨ 2. Nói và nghe ⇨ 3. Viết
Câu 5: Nội dung Đọc mở rộng được thiết kế ở vị trí nào trong từng chủ điểm?
A. Ở sau mỗi bài học, trước hoạt động Vận dụng.
B. Ở sau phần Đọc bài thơ của bài 3 và bài 7.
C. Ở sau hoạt động Khám phá và luyện tập của bài 3 và bài 7.
D. Ở sau hoạt động Khám phá và luyện tập của bài 2 và bài 6.
Câu 6: Nội dung Nói và nghe được thiết kế ở vị trí nào trong từng chủ điểm?
A. Ở sau phần Đọc của bài 2.
B. Ở sau phần Đọc của bài 6.
C. Ở sau phần Đọc của bài 3 và bài 7.
D. Ở sau phần Đọc của bài 2 và bài 6.
Câu 7: Hoạt động luyện từ cho HS được thiết kế bằng những hình thức nào?
A. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: dùng tranh gợi ý: theo nghĩa, tích hợp với bài tập chính tả, viết câu, đoạn
B. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: tích hợp trong mọi hoạt động dạy học, theo ngữ nghĩa, theo cấu tạo từ ghép/ láy, kết hợp với chính tả.
C. Mở rộng vốn từ bằng các hình thức: dùng tranh, thông qua bài đọc, sử dụng nghĩa, theo cấu tạo từ, tích hợp với bài tập chính tả, viết câu.
D. Mở rộng vốn từ và phát triển lời nói bằng các hình thức: tích hợp trong mọi hoạt động dạy học, theo cấu tạo từ, theo nghĩa, kết hợp với đặt câu.
Câu 8: Hoạt động luyện câu cho HS được thiết kế bằng những hình thức nào?
A. Viết câu; thực hiện qua bài tập, tích hợp với dạy đọc, viết, nói và nghe; các dạng bài tập: nhận diện, sử dụng, luyện tập thực hành.
B. Nói và viết câu; thực hiện tích hợp qua các dạng bài tập: nhận diện – sử dụng từ và câu, đặt câu, dấu câu, hoàn thành câu.
C. Luyện tập viết câu; thực hiện ở bài tập luyện từ và câu; các dạng bài tập: nhận diện và sử dụng câu, các kiểu câu, dấu câu
D. Viết câu; tích hợp với dạy đọc, viết, nói và nghe; các dạng bài tập: nhận diện và sử dụng câu, thêm các thành phần của câu.
Câu 9: Nội dung Viết kĩ thuật được thiết kế ở vị trí nào? Gồm những phần nào?
A. Tích hợp trong phần Luyện từ và câu, gồm chính tả nghe – viết và bài tập ôn luyện cách viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức.
B. Tích hợp trong phần Luyện từ và câu, gồm chính tả nghe – viết và bài tập phân biệt ngữ âm, ngữ nghĩa.
C. Ở tuần ôn tập, gồm chính tả nghe – viết và bài tập ôn luyện cách viết hoa tên riêng của cơ quan, tổ chức.
D. Ở tuần ôn tập, gồm chính tả nghe – viết và bài tập phân biệt ngữ âm, ngữ nghĩa.
Câu 10: Một kiểu bài Viết được hình thành qua các giai đoạn nào?
A. 1. Nhận diện ⇨ 2. Lập dàn ý ⇨ 3. Quan sát, tìm ý ⇨ 4. Viết đoạn mở bài ⇨ 5. Viết đoạn kết bài ⇨ 6. Viết đoạn văn ⇨ 7. Viết bài văn ⇨ 8. Trả bài văn
B. 1. Nhận diện ⇨ 2. Quan sát, tìm ý ⇨ 3. Lập dàn ý ⇨ 4. Viết đoạn mở bài ⇨ 5. Viết đoạn văn ⇨ 6. Viết đoạn kết bài ⇨ 7. Viết bài văn ⇨ 8. Trả bài văn
C. 1. Nhận diện ⇨ 2. Quan sát ⇨ 3. Tìm ý, lập dàn ý ⇨ 4. Viết đoạn văn ⇨ 5. Viết đoạn mở bài ⇨ 6. Viết đoạn kết bài ⇨ 7. Viết bài văn ⇨ 8. Trả bài văn
D. 1. Nhận diện, quan sát ⇨ 2. Tìm ý ⇨ 3. Lập dàn ý ⇨ 4. Viết đoạn văn ⇨ 5. Viết đoạn mở bài ⇨ 6. Viết đoạn kết bài ⇨ 7. Viết bài văn ⇨ 8. Trả bài văn
2 Đáp án tập huấn SGK mới lớp 4 môn Tin học
Câu 1. SGK Tin học 4 – Chân trời sáng tạo gồm mấy chủ đề?
A) 4 chủ đề
B) 5 chủ đề
C) 6 Chủ đề
D) 7 Chủ đề
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là sai về SGK Tin học 4 – Chân trời sáng tạo ?
A. Có tất cả 15 bài học.
B. Các bài học 11A và 11B là lựa chọn.
C. Chỉ dạy 14 bài học trong SGK.
D. Phải dạy tất cả các bài học và dạy theo đúng trình tự các bài học trong SGK.
Câu 3. Những phần nào dưới đây chỉ có ở một số bài trong SGK Tin học 4 – Chân trời sáng tạo?
A) Thực hành
B) Em có biết
C) Khám phá
D) Vận dụng
Câu 4. SGK Tin học 4 – Chân trời sáng tạo có những dạng bài nào?
A) Bài học lí thuyết (không có tiết thực hành)
B) Bài học có cả tiết lí thuyết và tiết thực hành
C) Bài thực hành (không có tiết lí thuyết)
D) Cả 3 dạng bài A, B và C.
Câu 5. Những phương pháp dạy học nào được chú trọng trong SGK Tin học 4- Chân trời sáng tạo?
A) HS tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
B) Học qua làm.
C) Minh họa trực quan
D) Cả ba phương án A, B và C.
Câu 6. Mục đích chính của sách giáo viên là gì?
A) Cung cấp kế hoạch bài dạy (giáo án).
B) Giải thích ý tưởng thiết kế, ý tưởng sư phạm và gợi ý cách triển khai dạy học từng bài học trong SGK.
C) Cung cấp đề kiểm tra định kì.
D) Cả ba phương án A, B và C.
Câu 7. Mục đích của việc xem tiết dạy minh họa là gì?
A) Tìm hiểu một tiết dạy chuẩn mực để thực hiện theo.
B) Phân tích, trao đổi, thảo luận về một phương án triển khai bài học trên lớp học thực tế để rút kinh nghiệm.
C) Phê phán những hạn chế có trong tiết dạy minh họa.
D) Cả ba phương án A, B và C.
Câu 8. Tài liệu nào dưới đây được biên soạn nhằm giúp giáo viên hiểu rõ SGK và hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch bài dạy (giáo án)?
A) SGK
B) Sách giáo viên
C) Vở bài tập
D) Cả ba phương án A, B và C.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A) Những bài có phần Thực hành thì bắt buộc phải dạy toàn bộ bài đó trên phòng thực hành tin học.
B) Có thể dạy phần Thực hành mà không cần sử dụng máy tính, phần mềm tin học.
C) Sử dụng thiết bị trình chiếu để minh họa khi dạy học các bài học về sử dụng phần mềm (như Powerpoint, Word, xem video về lịch sử, văn hoá, tìm kiếm thông tin trên Internet, …) sẽ hiệu quả hơn.
D) Đối với tất cả các bài, phần Khám phá phải dạy trên lớp và phần Thực hành phải dạy trên phòng máy tính.
Câu 10. Những phương pháp nào nên được sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh?
A) Đánh giá theo kết quả đầu ra.
B) Đánh giá theo quá trình.
C) Kết hợp cả kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành.
D) Cả ba phương án A, B và C.
3 Đáp án tập huấn SGK mới lớp 4 môn Lịch sử và địa lí
Câu 1. Phương tiện nào sau đây không phải là phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí 4?
A. Bản đồ.
B. Lược đồ.
C. Tranh ảnh.
D. Gương cầu lồi.
Câu 2. Có mấy cụm năng lực đặc thù SGK hướng đến?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3. Trình tự đúng của việc triển khai một bài học trong sách Lịch sử và Địa lí 4 là
A. Khởi động – Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Luyện tập – Vận dụng.
B. Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Khởi động – Vận dụng – Luyện tập.
C. Luyện tập – Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Vận dụng – Khởi động.
D. Vận dụng – Hình thành kiến thức mới/ Khám phá – Luyện tập – Khởi động.
Câu 4. Ngoài phần mở đầu, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 gồm mấy chủ đề?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 5. Bài mở đầu trong một chủ đề sẽ có nội dung
A. Thiên nhiên vùng.
B. Dân cư vùng.
C. Văn hóa vùng.
D. Lịch sử vùng.
Câu 6. Câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, N’Trang Lơng,… thuộc chủ đề nào?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Nam Bộ.
D. Duyên hải miền Trung.
Câu 7. Nội dung nào sau đây đúng nhất?
A. Phần vận dụng dùng để ôn tập kiến thức.
B. Phần vận dụng dùng để mở rộng kiến thức.
C. Phần luyện tập dùng để ôn tập kiến thức.
D. Phần luyện tập dùng để mở rộng kiến thức.
Câu 8. Khu vực nào được mệnh danh là “con đường di sản”?
A. Đồng bằng Bắc Bộ.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Tây Nguyên.
D. Nam Bộ.
Câu 9. Đáp án nào không phải là quan điểm biên soạn sách Lịch sử và Địa lí 4 – Bộ sách Chân trời sáng tạo?
A. Đổi mới, kế thừa sách giáo khoa Lịch sử − Địa lí lớp 4 hiện hành.
B. Sáng tạo, thay đổi cách tiếp cận theo hướng tiên tiến, hiện đại.
C. Trang bị cho học sinh nhiều kiến thức cập nhật, hiện đại.
D. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Câu 10. Yêu cầu học sinh hoàn thành một sơ đồ tư duy thường xuất hiện ở mục nào trong sách Lịch sử và Địa lí 4 – Bộ sách Chân trời sáng tạo?
A. Mở đầu.
B. Khám phá.
C. Luyện tập.
D. Vận dụng.
4 Đáp án tập huấn SGK mới lớp 4 môn Hoạt động trải nghiệm
1. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 2), bộ sách Chân trời sáng tạo góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cốt lõi nào của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018?
A. Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Định hướng nghề nghiệp; Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Thích ứng với cuộc sống;
B. Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác; Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm.
C. Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác; Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Thích ứng với cuộc sống;
D. Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Giao tiếp và hợp tác; Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm.
2. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 2), bộ sách Chân trời sáng tạo đáp ứng các yêu cầu cần đạt của phẩm chất và năng lực nào của Chương trình Hoạt động trải nghiệm?
A. Thích ứng với cuộc sống; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Định hướng nghề nghiệp.
B. Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.
C. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm.
D. Thích ứng với cuộc sống; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.
3. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 2), bộ sách Chân trời sáng tạo chú trọng thể hiện đặc điểm các vùng miền trong những nội dung nào?
A. Các hoạt động cộng đồng.
B. Trang phục mang tính văn hoá vùng miền.
C. Nghề địa phương.
D. Cả 3 phương án trên.
4. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 2), bộ sách Chân trời sáng tạo gồm những mạch nội dung nào theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018?
a. Hướng đến nghề nghiệp, hướng đến tự nhiên và xã hội.
b. Hướng vào bản thân, hướng đến tự nhiên và xã hội.
c. Hướng vào bản thân, hướng đến tự nhiên, xã hội và hướng nghiệp.
d. Hướng đến gia đình, tự nhiên và xã hội.
5. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 2), bộ sách Chân trời sáng tạo theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện trong những loại hình cơ bản nào?
a. Hoạt động tập thể, Sinh hoạt dưới cờ, Câu lạc bộ.
b. Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt dưới cờ, Câu lạc bộ.
c. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt dưới cờ, Câu lạc bộ.
d. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt dưới cờ.
6. Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 2) bộ sách Chân trời sáng tạo có thể được thực hiện với các phương thức tổ chức nào?
a. Phương thức có tính khám phá, thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.
b. Phương thức có tính cống hiến, khám phá và thể nghiệm.
c. Phương thức có tính nghiên cứu, khám phá và thể nghiệm.
d. Phương thức có tính thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.
7. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 2), bộ sách Chân trời sáng tạo gồm:
a. 9 chủ đề; 4 mạch nội dung; 3 loại hình hoạt động.
b. 9 chủ đề; 3 mạch nội dung; 3 loại hình hoạt động.
c. 9 chủ đề; 3 mạch nội dung; 4 loại hình hoạt động.
d. 9 chủ đề; 4 mạch nội dung; 4 loại hình hoạt động.
8. Theo sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 2), bộ sách Chân trời sáng tạo, hoạt động nào có tỉ trọng lớn nhất khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong mỗi chủ đề?
a. Chia sẻ kinh nghiệm.
b. Rèn luyện kĩ năng.
c. Vận dụng thực tiễn.
d. Đánh giá.
9. Những đối tượng nào tham gia đánh giá kết quả hoạt động theo sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 2), bộ sách Chân trời sáng tạo?
a. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổ chức hoạt động.
b. Tự bản thân học sinh và bạn bè.
c. Phụ huynh và cộng đồng.
d. Cả 3 phương án trên.
10. Các chủ đề trong cuốn Hoạt động trải nghiệm 4 (bản 2), bộ sách Chân trời sáng tạo gồm các chủ đề nào?
a. Tự hào về mình; Gắn kết yêu thương trong gia đình; Phát triển mối quan hệ với thầy cô và bạn bè; Hoạt động giáo dục vì cộng đồng; Sống tiết kiệm; Phòng tránh bị xâm hại; Rèn luyện tư duy khoa học và tự lực thực hiện nhiệm vụ; Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; Tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương.
b. Tự hào về bản thân; Gắn kết yêu thương trong gia đình; Phát triển mối quan hệ với thầy cô và bạn bè; Hoạt động giáo dục vì cộng đồng; Sống tiết kiệm; Phòng tránh bị xâm hại; Rèn luyện tư duy khoa học và tự lực thực hiện nhiệm vụ; Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; Tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương.
c. Tự hào về mình; Gắn kết yêu thương trong gia đình; Phát triển mối quan hệ với thầy cô và bạn bè; Hoạt động giáo dục vì cộng đồng; Sống tiết kiệm; Phòng tránh bị xâm hại; Rèn luyện tư duy khoa học và tự lực thực hiện nhiệm vụ; Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; Tìm hiểu nghề ở địa phương.
d. Tự hào về bản thân; Gắn kết yêu thương trong gia đình; Phát triển mối quan hệ với thầy cô và bạn bè; Hoạt động giáo dục vì cộng đồng; Sống tiết kiệm; Phòng tránh bị xâm hại; Rèn luyện tư duy khoa học và tự lực thực hiện nhiệm vụ; Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên; Tìm hiểu nghề ở địa phương.
5 Đáp án tập huấn SGK mới lớp 4 môn Đạo đức
Câu 1: Khi sử dụng sách giáo khoa Đạo đức 4 – bộ sách Chân trời sáng tạo, giáo viên có thể:
a. Thay đổi thứ tự của các pha hoạt động của một bài học.
b. Điều chỉnh ngữ liệu phù hợp với năng lực của học sinh nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu cần đạt.
c. Lược bỏ một số chủ đề và thêm vào một số chủ đề mới theo nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
d. Bổ sung ngữ liệu và hoạt động dạy học mới để phù hợp với thế mạnh của giáo viên.
Câu 2: Mỗi bài học trong sách giáo khoa Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo bao gồm những hoạt động nào?
a. Khởi động, Khám phá vấn đề, Thực hành, Vận dụng.
b. Khởi động, Khám phá vấn đề, Luyện tập, Vận dụng.
c. Khởi động, Kiến tạo tri thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
d. Khởi động, Kiến tạo tri thức mới, Thực hành, Vận dụng.
Câu 3: Hoạt động Luyện tập trong sách giáo khoa Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo giúp học sinh:
a. Khai thác vốn kinh nghiệm sẵn có liên quan đến bài học; khơi gợi hứng thú tìm tòi, khám phá tri thức mới về các biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trong những hoạt động tiếp theo.
b. Củng cố kiến thức, kĩ năng vừa được kiến tạo; tự nhận xét và đưa ra phán đoán về những ý kiến, hành động và lựa chọn cách thức ứng xử phù hợp trong các tình huống đạo đức điển hình.
c. Khám phá những tri thức đạo đức mới như những biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức hay sự cần thiết của việc thực hiện những hành vi đạo đức đó.
d. Vận dụng, trải nghiệm những kiến thức, kĩ năng đã được học vào thực tế cuộc sống.
Câu 4: “Tạo tình huống học tập trên cơ sở huy động kiến thức nền, khơi gợi cảm xúc đạo đức của học sinh. Đồng thời, kích thích hứng thú tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề của học sinh về các biểu hiện cụ thể của hành vi đạo đức trong những hoạt động tiếp theo.” Đây là mục tiêu của pha hoạt động nào trong sách giáo khoa Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo?
a. Hoạt động Khởi động.
b. Hoạt động Luyện tập.
c. Hoạt động Khởi động và hoạt động Kiến tạo tri thức mới.
d. Hoạt động Luyện tập và Vận dụng.
Câu 5: Bài học nào không thuộc nội dung trong Chương trình môn Đạo đức lớp 4?
a. Em bảo vệ của công.
b. Em yêu lao động.
c. Em tôn trọng tài sản của người khác.
d. Em quan tâm đến hàng xóm láng giềng.
Câu 6: Năng lực đặc thù của môn Đạo đức bao gồm:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi, Năng lực phát triển bản thân, Năng lực tham gia và tìm hiều hoạt động kinh tế – xã hội.
b. Năng lực tự chủ và tự học, Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
c. Năng lực điều chỉnh hành vi, Năng lực phát triển bản thân, Năng lực tham gia kinh tế – xã hội.
d. Năng lực nhận thức hành vi, Năng lực bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình, Năng lực vận dụng vào trong thực tiễn.
Câu 7: “Quá trình học tập môn Đạo đức được tổ chức qua các hoạt động của học sinh và tăng cường sự tương tác ………..(1) tích cực trong học tập. Trong sách giáo khoa Đạo đức 4 – Chân trời sáng tạo, thì …….(2) cuộc sống của các em được đặc biệt coi trọng, tạo điều kiện cho học sinh được trực tiếp tiếp xúc, quan sát thực tiễn cuộc sống xung quanh mình.” Điền vào chỗ trống:
a. (1) hoạt động; (2) thực tiễn.
b. (1) giao tiếp; (2) trải nghiệm.
c. (1) thái độ; (2) bài học.
d. (1) hứng thú; (2) hoàn cảnh.
Câu 8: Nội dung Chương trình môn Đạo đức lớp 4 bao gồm những nội dung nào?
a. Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống.
b. Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục kinh tế.
c. Giáo dục đạo đức, Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục kinh tế, Giáo dục pháp luật.
Câu 9: Theo định hướng về phương pháp giáo dục của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên có vai trò như thế nào để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển?
a. Tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề.
b. Giao nhiệm vụ và bài tập đa dạng hơn và thường xuyên nhắc nhở kịp thời.
c. Động viên, khen ngợi, luôn giúp đỡ học sinh, làm thay cho học sinh yếu kém.
d. Tôn trọng tuyệt đối sự khác biệt, không được phên bình, nhắc nhở khi học sinh có suy nghĩ chưa đúng với chuẩn mực đạo đức.
Câu 10: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá định kì đối với môn Đạo đức được thực hiện vào bốn thời điểm: giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1, giữa học kỳ 2 và cuối năm học. Theo đó, hoạt động đánh giá định kì trong môn Đạo đức 4:
a. Căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học.
b. Thực hiện bài kiểm tra định kỳ ở cuối học kì 1 và cuối năm phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực theo quan điểm của giáo viên.
c. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường về việc thay đổi yêu cầu cần đạt để đánh giá lại.
d. Giáo viên chủ nhiệm quyết định một mình mà không cần xem xét ý kiến từ phụ huynh hay giáo viên bộ môn, chủ yếu thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để đánh giá.
6 Đáp án tập huấn SGK mới lớp 4 môn Âm nhạc
Câu 1. Tư tưởng xuyên suốt của Sách giáo khoa âm nhạc 4 – Chân trời sáng tạo là gì?
Lấy người dạy làm trung tâm
Lấy người học làm trung tâm
Cả người học và người dạy làm trung tâm
Chuyển tải kiến thức cho người học
Câu 2. Sách giáo khoa m nhạc 4 – Chân trời sáng tạo đảm bảo các yêu cầu cần đạt theo CTGDPT 2018 về
phẩm chất.
năng lực chung.
năng lực âm nhạc.
Cả ba câu A, B, C.
Câu 3. Sách giáo khoa m nhạc 4 – Chân trời sáng tạo có mấy chủ đề, mỗi chủ đề được thiết kế bao nhiêu tiết?
6 chủ đề, mỗi chủ đề 3 tiết
7 chủ đề, mỗi chủ đề từ 3 – 4 tiết
8 chủ đề, mỗi chủ đề từ 3 – 4 tiết
8 chủ đề, mỗi chủ đề 4 tiết
Câu 4. Sách giáo khoa m nhạc 4 – Chân trời sáng tạo được thiết kế với mục tiêu:
có tính gợi mở, tạo điều kiện để học sinh khám phá, tự nhận thức các kiến thức; trải nghiệm các hoạt động âm nhạc.
đa dạng về hình thức học tập như trò chơi, vận động; thực hành để phát triển các kĩ năng hát, đọc nhạc, nghe nhạc, chơi nhạc cụ,… năng lực âm nhạc.
giúp học sinh có điều kiện được phản ứng với âm nhạc, ứng tấu và sáng tạo âm nhạc.
Cả ba câu A, B, C.
Câu 5. Mô hình bài học của Sách giáo khoa m nhạc 4 – Chân trời sáng tạo bao gồm mấy phần trong một chủ đề?
3 phần: Khởi hành – Hành trình – Về ga
3 phần: Mở đầu – Hành trình – Về ga
3 phần: Khởi hành – Hành trình – Về đích
3 phần: Khởi hành – Tăng tốc – Về ga
Câu 6. Nội dung các phần trong mô hình bài học của Sách giáo khoa m nhạc 4 – Chân trời sáng tạo bao gồm:
Khám phá; Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, thường thức âm nhạc; Nhà ga âm nhạc.
Khám phá; Hát, đọc nhạc, nhạc cụ, thường thức âm nhạc; Nhà ga âm nhạc.
Khám phá; Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc; Nhà ga âm nhạc.
Khám phá; Hát, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc; Nhà ga âm nhạc.
Câu 7. Nội dung mới trong Sách giáo khoa m nhạc lớp 4 là
Nhạc cụ giai điệu (ở mạch Nhạc cụ)
Lí thuyết âm nhạc
Nhạc cụ giai điệu (ở mạch Nhạc cụ) và lí thuyết âm nhạc
Nhạc cụ và lí thuyết âm nhạc
Câu 8. Chức năng của Sách giáo viên môn m nhạc 4 – Chân trời Sáng tạo là
cung cấp định hướng về phương pháp giảng dạy và tư liệu bổ sung để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên.
hướng dẫn phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức các nội dung hình thành kiến thức mới trong Sách giáo khoa.
cung cấp tư liệu để làm rõ những nội dung được trình bày trong Sách giáo khoa và Vở bài tập để hướng dẫn GV sử dụng hai cuốn sách còn lại.
hướng dẫn thiết kế và tổ chức các hoạt động học phù hợp với tiến trình của các bài học trong Sách giáo khoa.
Câu 9. Tiến trình tổ chức một bài học trong Sách giáo khoa m nhạc 4 – Chân trời Sáng tạo theo Công văn số 2345/BGD ĐT-GDTH ngày 7 tháng 6 năm 2021 là:
Mở đầu, Luyện tập, Hình thành kiến thức mới – Khám phá, Trải nghiệm.
Mở đầu, Hình thành kiến thức mới – Khám phá, Trải nghiệm, Luyện tập.
Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập – Thực hành, Vận dụng – Trải nghiệm
Mở đầu, Trải nghiệm, Hình thành kiến thức mới – Khám phá, Luyện tập.
Câu 10. Vở bài tập m nhạc 4 – Chân trời sáng tạo thể hiện quá trình đánh giá theo Thông tư 27/2020/TT – BGDĐT như thế nào?
Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá khảo sát đầu vào.
Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá cuối kì.
Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá thường xuyên.
Vở bài tập để hỗ trợ trong việc đánh giá định kì.