Mời thầy cô tham khảo đáp án module 2 Học thông qua chơi (Nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật áp dụng HTQC).
Đáp án Module Học thông qua chơi – Module 1
Nếu bạn mới bắt đầu làm bài BDTX hãy xem đáp án của module 1 tại đây: Đáp án Module Học thông qua chơi
Đáp án Module Học thông qua chơi – Module 3
Nếu đã hoàn thành Module 2 xin mời thầy/cô qua Module 3: Bảng kiểm học thông qua chơi để xem đáp án.
Đáp án Module Học thông qua chơi – Module 4
Nếu đã hoàn thành Module 3 xin mời thầy/cô qua Module 4: Chu trình bồi dưỡng chuyên môn về HTQC để xem đáp án.
Đáp án Module Học thông qua chơi – Module 2
Mô đun 2: Nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật áp dụng HTQC
Gợi ý trả lời các câu hỏi tương tác Học thông qua chơi mô đun 2
2.1.1 Kết nối học thông qua chơi với mục tiêu học tập
Theo thầy/cô, hoạt động học tập đang sử dụng kĩ thuật mảnh ghép hỗ trợ học sinh đạt được mục tiêu học tập về năng lực và phẩm chất như thế nào?
Kỹ thuật dạy học mảnh ghép có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời rèn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình bày kiến thức trước nhóm.
2.1.2 Khuyến khích sự tự chủ của học sinh
Thầy/cô có đề xuất gì để nâng cao sự tự chủ của học sinh trong tiết dạy này?
Cần tạo hoạt động để học sinh có cơ hội đưa ra ý kiến và chia sẻ ý tưởng của mình để giáo viên và các bạn trong lớp lắng nghe ý kiến Học sinh được tự thực hiện các hoạt động qua các trạm và được thể hiện hiểu biết của bản thân
2.1.3 Quản lí lớp học hiệu quả
Thầy/cô sẽ thay đổi cách quản lí lớp học của mình như thế nào?
Áp dụng kỷ luật tích cực trong lớp học
Nên đưa ra các hướng dẫn cụ thể rõ ràng
Luôn giữ thái độ tốt, đảm bảo học sinh tích cực
Bao quát lớp học tốt, thường xuyên tương tác và thân thiện với học sinh
2.2.1 Đặt các câu hỏi gợi mở
Kể tên một bài học mà thầy cô có thể sử dụng các câu hỏi mở. Ba câu hỏi hỏi mở mà thầy cô có thể hỏi trong bài học này là gì?
Bài học: Bảo vệ môi trường
- Môi trường nơi em sống như thế nào?
- Tại sao cần phải bảo vệ môi trường?
- Chúng ta nên làm gì để bảo vệ môi trường?
2.2.2 Kĩ thuật KWLH
Câu hỏi: KWLH là viết tắt của từ gì? Kết nối các từ khóa với mảnh ghép tương ứng?
Đáp án:
K: Đã biết
W: Muốn biết
L: Học được
H: Như thế nào
2.2.3 Kĩ thuật Câu – Cụm từ – Từ
Hãy chọn một bài hát mà thầy/cô dự định sẽ áp dụng kĩ thuật Câu-Cụm từ-Từ
Bài hát: Con heo đất
2.2.4 Nhìn thấy – Suy nghĩ – Băn khoăn
(Nhìn thấy)
Những chiếc guồng nước ở vùng cao đang dẫn nước từ suối về để phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho người dân nơi đây.
(Suy nghĩ)
Đây là một hệ thống rất hay chỉ lợi dụng sức nước mà có thể mang nước đi xa mà không cần máy móc. Và đây có thể là một điểm đến đặc biệt cho khách du lịch.
(Băn khoăn)
Khi nước mạnh quá hoặc không có nước thì sẽ như thế nào? Vùng này đã có điện hay nước máy chưa?
(Kỹ thuật này có ấn tượng với thầy cô)
Rất ấn tượng. Tại vì kỹ thuật này giúp thu hút sự hứng thú của học sinh, dễ dàng kết nối với chủ đề bài học. Phát huy tối đa tác dụng trong các cuộc thảo luận nhóm.
2.2.5 Kĩ thuật Suy nghĩ – Cặp đôi – Chia sẻ
Giáo viên di chuyển quanh lớp quan sát, gợi ý với các nhóm còn lúng túng với câu hỏi, nhắc nhở học sinh chưa tập trung thảo luận.
Giáo viên bao quát tất cả các nhóm và lắng nghe cuộc hội thoại đang diễn ra với câu trả lời của từng học sinh, đánh giá quá trình học tập của học sinh.
2.2.6 Kĩ thuật Trộn lẫn và Kết nối
2.2.7 Kĩ thuật Mảnh ghép
2.2.8 Tham quan phòng trưng bày
Chủ đề nào có thể phù hợp để áp dụng kĩ thuật tham quan phòng trưng bày?
Những chủ đề có nội dung đơn giản, quen thuộc, gây hứng thú hay những chủ đề tạo cho học sinh nhiều ý tưởng để sáng tạo. Ví dụ như thực vật, động vật, các hiện tượng thiên nhiên,…
Các kĩ thuật dạy học đều nhằm phát huy tối đa năng lực của học sinh