- Version
- Download 142
- File Size 5.013 KB
- Create Date 09/08/2023
- Download
Giáo án Âm nhạc 4 Cánh Diều 2023-2024 (Cả năm) là giáo án được soạn theo cv 2345 của BGD. Đây là bộ giáo án đầy đủ cả năm, được trình bày rõ ràng dưới dạng file Word, có hình ảnh minh họa. Giáo án được soạn theo tiết/tuần nên thầy/cô tải về mà không cần chỉnh sửa gì nhiều. Mời thầy/cô xem và tải về miến phí!
Giáo án Âm nhạc 4 Cánh Diều 2023-2024
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ 1 - TUỔI THƠ
Tiết 1 - Hát: Em là bông hồng nhỏ
Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../09/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực âm nhạc
- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Em là bông hồng nhỏ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất
- Về năng lực chung: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)
- Về phẩm chất: qua bài học, HS biết thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên, yêu đời của tuổi thơ thông qua những hành động cụ thể, như giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô, hoàn thành nhiệm vụ học tập, không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).
2. Học sinh:
- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút) *. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học | |
*. Cách tiến hành: - Nghe bài hát Tết suối hồng (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn) kết hợp vỗ tay theo cặp. - GV mở video bài hát Tết suối hồng để HS nghe, vận động và vỗ tay theo cặp.
- GV giới thiệu tiết học qua nội dung tiết học | Hoạt động cả lớp - HS tham gia nghe hát và kết hợp vỗ tay theo cặp - Lắng nghe
|
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25-27 phút) Hát : Em là bông hồng nhỏ *. Mục tiêu: -Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Em là bông hồng nhỏ . Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. | |
*.Cách tiến hành: - Giới thiệu về tác giả và bài hát: Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông có nhiều sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi và người lớn. Một số ca khúc viết cho tuổi thiếu nhi của Trịnh Công Sơn được các em rất yêu thích. Bài hát Em là bông hồng nhỏ là một bức tranh sinh động, đầy màu sắc, mang lại nhiều cảm xúc trong sáng cho tuổi thơ. - Hướng dẫn HS đọc lời ca
- GV mở băng mẫu (hoặc hát mẫu)
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng
- Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn) - Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về cao độ, trường độ, nhịp, phách. - Hướng dẫn HS ghép cả bài * Hướng dẫn HS luyện tập thực hành - Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.
- GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS
| *Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Em là bông hồng nhỏ - HS lắng nghe
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên: + Cả lớp đọc đồng thanh vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca . - Lắng nghe vừa vận động cơ thể vừa biểu lộ cảm xúc. - Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV - HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)
- HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân,tổ,nhóm. * Hoạt động cả lớp: HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
* Hoạt động theo nhóm (tổ) + Hát gõ đệm theo nhịp kết hợp với nhạc đệm. - Luyện theo hướng dẫn của GV + Tổ 1 hát + Tổ 2,3 đệm và ngược lại * Hoạt động cả lớp: HS trình diễn trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp |
3. Hoạt độngvận dụng trải nghiệm: ( 4-5 phút) *.Mục tiêu: Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người..) | |
*.Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học - GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học - Dặn các em về nhà Hát cho người thân nghe | Hoạt động cả lớp - HS nêu nội dung bài học - HS liên hệ bản thân: qua bài học, chúng ta cần biết thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên, yêu đời của tuổi thơ thông qua những hành động cụ thể, như giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô, hoàn thành nhiệm vụ học tập, không phân biệt đối xử, chia rẽ các bạn. - HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi và vận động theo nhạc. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Âm nhạc lớp 4
Chủ đề 2: Tuổi thơ
Tiết 2
Ôn tập bài hát: Em là bông hồng nhỏ
Lí thuyết âm nhạc: Khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son, vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc
Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../09/2023.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực đặc thù
- Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
- Nhận biết được khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son, vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc.
2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất
- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát, nghe nhạc).
- Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).
2. Học sinh:
- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||
1. HĐ Khởi động ( 3 phút) Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học | |||||||||||||||||||
Cách tiến hành: - GV mở File âm thanh bài hát: Adram sam sam sam | Hoạt động cả lớp HS vận động theo bài hát | ||||||||||||||||||
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Em là bông hồng nhỏ (15 phút) Mục tiêu: - Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Em là bông hồng nhỏ. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. | |||||||||||||||||||
Cách tiến hành: * Hướng dẫn HS luyện tập thực hành - GV mở File âm thanh bài hát Em là bông hồng nhỏ hoặc đệm hát cho HS nghe lại bài hát. - GV hướng dẫn Ôn tập bài hát Em là bông hồng nhỏ
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay, luân phiên giữa hai nhóm:
- Gv nhận xét biểu dương. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm bằng động tác cơ thể với tiết tầu cố định
+ Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa ( GV có thể cho HS tự sáng tạo các động tác sau đó GV bổ sung).
- GV cho HS lên biểu diễn trước lớp - GV nhận xét tuyên dương - GV lấy động tác nhóm biêu diễn đẹp cho cả lớp cùng vận động theo nhạc đệm - GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS | *Hoạt động cả lớp: Ôn tập bài hát Em là bông hồng nhỏ - HS nghe lại bài hát đồng thời vỗ tay hoặc vận động theo bài hát. - Thực hiện theo hướng dẫn của GV. - HS ôn tập bài hát tập lấy hơi và thể hiện sắc thái. - Tập hát theo hướng dẫn
- HS thực hiện 2 – 3 lần 1. Vỗ tay (Ô nhịp 1) 2. Búng ngón tay (hai tay)Từ 3 đến 7.Lần lượt vỗ hai tay xuống đùi (Ô nhịp 2) và nhắc lại đến hết bài - HS tập hát kết hợp bộ gõ cơ thể - Tham gia thực hiện theo hình thức cá nhận, cặp đôi - HS xung phong sáng tạo động tác vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát
* Hoạt động theo nhóm (tổ) - Các nhóm lên biểu diễn bài hát theo các động tác của nhóm mình. - Nhận xét các nhóm. *Hoạt động cả lơp - HS hát kết hợp vận động theo nhạc đệm. | ||||||||||||||||||
Hoạt động 2: Lí thuyết âm nhạc: Khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son, vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc (khoảng 15 phút) Mục tiêu: - Nhận biết được khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá Son, vị trí bảy nốt nhạc trên khuông nhạc. | |||||||||||||||||||
Cách tiến hành:
- GV mời HS xung phong giới thiệu về khuông nhạc và nêu các câu hỏi đơn giản: + Khuông nhạc ? Dòng nhạc trên cùng là dòng mấy?
+Dòng kẻ phụ:
+ Khoá Son: ? Nốt nhạc đầu tiên là nốt gì?
+ Vị trí nốt nhạc trên khuông: - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại nội dung 2. - Yêu cầu học sinh nêu vị trí các nốt trên khuông - Nhận xét nội dung 2: | Hoạt động cả lớp
- HS quan sát trong sgk tham gia giới thiệu về khuông nhạc. +Khuông nhạc: gồm năm dòng kẻ song song, cách đều nhau, tạo thành bốn khe. Thứ tự các dòng và khe tính từ dưới lên + Dòng kẻ phụ: Là những dòng kẻ ngắn, đặt phía trên hoặc dưới khuông nhạc để viết các nốt nhạc ngoài khuông nhạc + Khoá Son: Đặt ở đầu mỗi khuông nhạc, xác định mỗi nốt nhạc nằm trên dòng kẻ thứ 2 là nốt Son
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu vị trí các nốt nhạc trên khuông
- HS nêu lại khái niệm về khuông nhạc, dòng kẻ phụ, khoá son.. - Hs thảo luận nhóm , tham gia trả lời vị trí các nốt trên khuông. - Lắng nghe | ||||||||||||||||||
3: Hoạt động ứng dụng ( 2 phút) - Tổ chức trò chơi: Tên nốt nhạc. - Nên nội dung của bài học hôm nay? - Khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực,hát hay biết biểu diễn bài hát, nghe nhạc và vận động tốt động viên các em còn nhút nhát cần cố gắng hơn. - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và chuẩn bị bài sau | Hoạt động cả lớp - Tham gia trò chơi - Nêu nội dung tiết học |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
Mời bạn truy cập Giáo án 4 Cánh diều để tải giáo án lớp 4 Cánh diều tất cả các môn.
Download Giáo án Âm nhạc 4 Cánh Diều 2023-2024